Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhập khẩu đường: Giải pháp... nóng !

Trong thời gian tới, giá đường khó có khả năng giảm

Tính đến ngày 19/7/2010, lượng đường tồn kho tại các nhà máy là 172.000 tấn, cao hơn cùng kỳ năm 2009 khoảng 31.600 tấn. Tuy nhiên, mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lại có văn bản đề xuất chính phủ cấp quota nhập thêm 100.000 tấn đường, cộng dự phòng 50.000 tấn đến hết năm 2010.

Đề xuất này đang khiến dư luận nghi ngờ cho rằng, các nhà máy đường và các kênh phân phối đường có thể đầu cơ đường để trục lợi hay nâng giá bán gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng ?

Về vấn đề này,ông Hà Hữu Phái - Tổng Thư ký Hiệp hội Mía đường cho rằng, niên vụ mía vừa qua do thời tiết thất thường nên năng suất đường chỉ đạt 900.000 tấn. Trong khi đó mỗi năm nước ta phải tiêu thụ từ 1,2 - 1,4 triệu tấn đường mới đảm bảo đủ nhu cầu. Hầu hết số lượng đường tồn đều đã có kế hoạch tiêu thụ, vì vậy, việc nhập thêm 150.000 tấn đường bổ sung ngoài quota là hoàn toàn hợp lý, nhằm bình ổn thị trường và đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ.

Trả lời báo chí về việc có hay không việc DN “găm” hàng chờ lên giá, ông Đoàn Xuân Hòa - Phó Cục trưởng Cục chế biến Thương mại Nông lâm Thủy sản và nghề muối (Bộ NN-PTNT) khẳng định: Chuyện DN bán ra nhỏ giọt để chờ giá lên có thể chứ “găm” hàng thì hãn hữu, vì nhà máy đường trong nước phải bán đường ra mới có tiền trang trải cho dân trồng mía, trả ngân hàng. Còn DN nhập khẩu đường thì phải bán lo thu vốn. Cũng có một vài “đại gia” mạnh dư tiền có thể “găm” đường, nhưng theo tôi, số lượng đó không nhiều.

Thời gian này đang là mùa hè, nhu cầu giải khát tăng kéo theo nhu cầu về đường tăng. Dịp rằm tháng bảy, Tết trung thu và Đại lễ nghìn năm Thăng Long sắp tới cũng sẽ khiến nhu cầu về đường tăng cao hơn. Mỗi tháng nhu cầu đường trong nước tiêu thụ khoảng 80 - 100.000 tấn. Tuy nhiên, vào những dịp cao điểm như Tết trung thu, nhu cầu đường trong nước có thể tăng lên gấp rưỡi hoặc gấp đôi.

Nhận định về giá đường trong thời gian sắp tới, ông Hà Hữu Phái cho rằng khả năng vẫn ở mức cao, khó hi vọng xuống thấp. Giá đường trong nước phụ thuộc nhiều vào giá đường thế giới, mà hiện tại, cả thế giới đang lo thiếu hụt nguồn cung đường. Cụ thể, Thái Lan là nước xuất khẩu đường lớn thứ 2 thế giới với sản lượng 7 triệu tấn, xuất khẩu 5 triệu tấn/năm, nhưng mới đây, Chính phủ Thái Lan đã phải nhập khẩu hơn 74.000 tấn đường trắng, bình quân giá mỗi tấn khoảng 720 USD. Tương tự, Ấn Độ, Indonesia và các nước Hồi giáo khác cũng có nhu cầu sử dụng đường cao từ giữa tháng 9 đến giữa tháng 10.

Việc cho phép nhập khẩu 150.000 tấn đường xem ra không giải quyết triệt để được cơn sốt giá trên thị trường bởi năm 2009 khi Bộ Công Thương đã liên tục phải bổ sung, điều chỉnh lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường song giá đường trong nước cuối năm vẫn cao. Hai tháng đầu năm 2010, Bộ Công Thương đã cho phép nhập khẩu tới 200.000 tấn đường, phân bổ đến các nhà máy đường, các DN trực tiếp sử dụng đường và các DN thương mại, nhưng giá đường trong nước vẫn cao. Theo kế hoạch, trong số 150.000 tấn nhập khẩu đợt này sẽ có khoảng 100.000 tấn sẽ được phân bổ ngay cho DN, 50.000 tấn còn lại dự phòng. Tuy nhiên, theo ông Hà Hữu Phái, chúng ta không nên nhập ồ ạt một thời điểm, bởi điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ tiêu thụ.

Cũng theo ông Hà Hữu Phái, nước ta chưa có Luật mía đường mà hoạt động mía đường chủ yếu là tự phát theo hoạt động của các nhà máy. Đường là sản phẩm trọng yếu được xếp vào mặt hàng Nhà nước quản lý nhưng thực ra chưa có biện pháp gì lớn ngoài việc cho nhập khẩu. Chúng ta cũng chưa có quỹ bình ổn giá, nên thời gian tới, Nhà nước có thể nghiên cứu thành lập quỹ bình ổn thị trường đường. Hiệp hội mía đường đề nghị việc nhập khẩu đường nên thực hiện theo kiểu đấu thầu dịch vụ nhập khẩu đường. Theo đó, năm nay dự kiến nhập khẩu bao nhiêu tấn, cho đấu thầu nếu ai có dịch vụ thấp nhất thì giao cho DN đó và nhà nước sẽ quyết giá bán.

(Theo Doãn Hiền // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Chậm ban hành quy định quản lý giá sữa bột: Người tiêu dùng chịu thiệt
  • Giá cả sẽ ổn định trong tháng 8
  • Triển vọng thị trường thịt cuối năm
  • Vì sao Việt Nam phải nhập cỏ?
  • Cảnh báo việc mua gom gạo xuất khẩu sang Trung Quốc
  • Cẩn thận khi nhập khẩu đường từ Thái Lan
  • “Choáng” với nhập khẩu lúa mì
  • Vay xuất khẩu: "Người ăn không hết, kẻ lần không ra"
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo