Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Triển vọng thị trường thịt cuối năm

So với cùng kỳ năm 2009, tình hình bệnh tai xanh trên heo trong năm 2010 đã gia tăng khá mạnh. Sáu tháng đầu năm, cả nước có tổng cộng 461 xã, phường, thị trấn thuộc 16 tỉnh, thành phố có dịch bệnh heo tai xanh. Tổng số heo mắc bệnh lên đến 146.040 con, trong đó số bị chết và tiêu hủy là 65.900 con.

Dịch bệnh ảnh hưởng đến nguồn cung và làm ngành chăn nuôi heo suy giảm. Bên cạnh đó, dịch bệnh cũng khiến người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang sử dụng các sản phẩm thay thế như thịt gia cầm, thịt bò hay thủy hải sản hoặc sản phẩm thịt nhập khẩu.

Trong bối cảnh đó, ngành chăn nuôi gia cầm trong nước đã được hưởng lợi từ sự suy giảm của ngành chăn nuôi heo, các hộ chăn nuôi gia cầm đã có xu hướng tăng đàn. Tuy nhiên, do nguồn cung gia cầm tăng không kịp so với nhu cầu của thị trường nên nhập khẩu thịt gia cầm cũng như thịt heo đều có dấu hiệu tăng lên.

 Năm tháng đầu năm 2010, lượng thịt gia cầm nhập khẩu đã đạt giá trị 25,9 triệu đô la Mỹ. Chỉ riêng tháng 3-2010, kim ngạch nhập khẩu của nhóm thịt này đã tăng mạnh so với cùng kỳ và so với tháng trước đó, đạt 8,28 triệu đô la. Tháng 4 và tháng 5, nhập khẩu thịt gia cầm có giảm xuống nhưng so với hai tháng đầu năm thì vẫn còn khá cao.

Nhập khẩu có thể đang là một sức ép cạnh tranh lên ngành chăn nuôi gia cầm trong nước với các ưu thế về kênh phân phối ngày càng mở rộng, tiện dụng trong chế biến và sự liên thông giữa thị trường nội địa với quốc tế. Chính vì vậy, Chính phủ đã ban hành các chính sách để hạn chế nhập khẩu thịt chất lượng thấp. Đây có thể là yếu tố hỗ trợ cho ngành chăn nuôi trong nước, tuy nhiên hiệu quả còn phụ thuộc vào mức độ thực thi của chính sách.

Không riêng thịt nhập khẩu mà ngành chăn nuôi của Việt Nam cũng đang chịu nhiều sức ép khác nhau như do chu kỳ nuôi ngắn nên nhiều khi phải bán với giá thấp khi thị trường suy giảm trong khi chi phí đầu vào như thức ăn, thuốc thú y... luôn có xu hướng tăng lên hay tình trạng mất điện vừa qua đã gây ảnh hưởng rất mạnh đến các trang trại chăn nuôi quy mô lớn.

Thị trường thịt những tháng cuối năm rất có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng nguồn cung thấp, mặc dù những tháng đầu năm chăn nuôi heo và gia cầm vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng ổn định so với cùng kỳ. Tuy nhiên, AgroMonitor dự báo tốc độ tăng trưởng này khó có thể giữ được trong nửa cuối năm 2010.

Việc từ ngày 1-7-2010 Chính phủ thắt chặt hơn nữa các quy định liên quan đến thịt nhập nhẩu có thể sẽ giúp kim ngạch nhập khẩu thịt các tháng cuối năm tiếp tục giảm so với cùng kỳ năm 2009. Tuy nhiên, khi nguồn cung thấp, giá cả tăng cao thì sự lấn át của thịt nhập khẩu được xem là không thể tránh khỏi. Chăn nuôi trong nước được dự báo sẽ khó có thể trụ vững nếu tiếp tục phải đối mặt với tình trạng rớt giá kéo dài. Những tháng cuối năm, nếu thịt nhập có cơ hội tràn vào làm lũng đoạn thị trường thêm một lần nữa thì ngành chăn nuôi trong nước rất có thể sẽ lâm vào cảnh rất khó khăn.

Báo cáo thị trường thịt của AgroMonitor mới đây dự báo thị trường thịt trong nửa cuối năm 2010 sẽ sôi động trở lại. Nếu sự giảm giá của các mặt hàng thực phẩm, đặc biệt là thịt heo trong quí 2-2010 đã góp phần bình ổn chỉ số CPI thì rất có thể trong nửa cuối năm 2010 sự tăng giá trở lại của thịt heo lại là một trong những nguyên nhân làm tăng chỉ số CPI.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Giá cả sẽ ổn định trong tháng 8
  • Vì sao Việt Nam phải nhập cỏ?
  • Cảnh báo việc mua gom gạo xuất khẩu sang Trung Quốc
  • Cẩn thận khi nhập khẩu đường từ Thái Lan
  • “Choáng” với nhập khẩu lúa mì
  • Vay xuất khẩu: "Người ăn không hết, kẻ lần không ra"
  • Có thể bị cấm xuất khẩu hai năm nếu bán phá giá gạo
  • Đối phó với hàng nhập khẩu giá rẻ: Doanh nghiệp không thể “tự bơi”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo