Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhập khẩu đường: Không nên cấp hạn ngạch cho từng DN

Cuộc “khẩu chiến” giữa DN ngành thực phẩm và DN mía đường vừa qua, dù bất phân thắng bại, song được coi là đã mở đường dư luận cho Bộ Công Thương cấp hạn ngạch nhập khẩu 70.000 tấn đường. DĐDN đã có buổi trao đổi với ông Nguyễn Hải - Tổng thư ký Hiệp hội Mía đường VN (VSSA) xung quanh vấn đề này.

Ông Hải cho biết, đề nghị về việc cấp hạn ngạch nhập khẩu này vừa được Bộ Công Thương và Bộ NN-PTNT thống nhất kiến nghị Chính phủ.

- Nghĩa là DN chế biến thực phẩm có lý của họ khi không “mặn mà” với đường do trong nước sản xuất ?

Hiện nay, đường NK rẻ là do giá thương mại thế giới rẻ và các DN ngành chế biến thực phẩm được cấp quota NK (không phải DN nào cũng được cấp – PV) hưởng được mức thuế suất ưu đãi trong hạn ngạch - hiện chỉ 5% từ AFTA nên giá đường khi nhập về sẽ rẻ hơn giá đường trong nước sản xuất từ 4.000 – 5.000 đồng/kg tùy chủng loại. Với tổng lượng quota dự kiến NK trong năm 2012 là 70.000 tấn, thì mức lợi do chênh lệch sẽ lên tới mấy trăm tỉ đồng. Đây là lý do vì sao các DN ngành chế biến thực phẩm đang mong chờ được cấp hạn ngạch NK lượng đường này.

- Nhiều DN ngành chế biến thực phẩm lại than thiếu nguyên liệu sản xuất do ngành mía đường trong nước vẫn chưa đáp ứng đủ lượng đường theo yêu cầu của họ và giá thành lại quá cao?

Nói điều này là chưa được chính xác, tính từ thời điểm tháng 6/2012, lượng đường trong nước đang tồn kho với số lượng khá lớn đã gây không ít khó khăn cho các Nhà máy đường với số lượng lên tới trên 357.500 tấn, cộng với lượng đường nhập lậu nên nguồn cung đường khá dồi dào thì không thể nói ngành mía đường trong nước không đáp ứng đủ lượng đường cho các DN ngành chế biến thực phẩm.

Trước đây, các DN ngành chế biến thực phẩm là khách hàng truyền thống của các nhà máy chế biến đường. Nhưng do những năm qua, quota được cấp sớm nên các DN không mặn mà ký hợp đồng mua đường trong nước. Năm nay, nhà nước quản lý chặt việc cấp quota nên các DN chế biến thực phẩm mới “la làng” là thiếu nguyên liệu để nhà nước cho nhập để được hưởng lợi từ mức thuế quan ưu đãi.

- Được biết, Hiệp hội cũng đã có kiến nghị với Bộ Tài chính về việc đưa thuế suất về đúng cam kết khi gia nhập WTO?

Với mức thuế suất như hiện nay đang khuyến khích các DN ngành chế biến thực phẩm không sử dụng đường do trong nước sản xuất. Bởi theo đàm phán hội nhập WTO, đối với mặt hàng đường thuộc nhóm 17.01, với thuế suất tối huệ quốc MFN là 25% cho đường mía, 40% cho đường trắng tinh luyện. Năm 2010, với lý do tình hình thị trường trong nước và thế giới diễn biến phức tạp, giá tăng cao, nguồn cung giảm, các DN hết sức khó khăn trong việc tìm nguồn NK hiệu quả để đảm bảo nguyên liệu phục vụ sản xuất và bổ sung, góp phần bình ổn thị trường. Theo Công văn số 11510/BCT-XNK của Bộ Công Thương, Bộ Tài chính đã thống nhất ban hành Thông tư 29/2011/TT-BTC điều chỉnh mức thuế suất NK ưu đãi đối với mặt hàng này xuống từ 25% xuống 15% đối với đường thô và từ mức 40% xuống 15% đối với đường tinh luyện.

Do hai vụ liên tiếp (2010-2011 và 2011-2012) ngành mía đường VN đủ đáp ứng nhu cầu, Bộ Tài chính đã chấp thuận văn bản của VSSA, qua đó đã ban hành công văn số 9198/BTC-CST và dự thảo thông tư điều chỉnh đưa mức thuế suất về như cũ gửi cho Bộ Công Thương, Bộ NN-PTNT và VSSA là 25% và 40% để phù hợp theo cam kết WTO.

- Quan điểm của ông như thế nào qua việc NK 70.000 tấn đường đã được Bộ Công Thương và Bộ NN-PTNT thống nhất kiến nghị trình Chính phủ ?

Tình hình thị trường hiện nay, VSSA dự báo trong ngắn hạn sẽ không có hiện tượng sốt giá đường. Còn nếu buộc phải NK 70.000 tấn đường theo hạn ngạch, VSSA kiến nghị với Bộ Công Thương và Bộ NN-PTNT, phải NK với thuế suất theo đúng cam kết WTO hoặc AFTA bằng hình thức đấu thầu quota NK để toàn bộ lợi ích có được từ phần chênh lệch giá đường NK được đưa vào ngân sách nhà nước như các quốc gia khác như: Trung Quốc, Philippines, Indonesia. Điểm chung của các quốc gia này là khoản lợi từ chênh lệch giá đều đưa vào ngân sách quốc gia, đồng thời điều hành giá mía trong nước cao hơn giá thương mại thế giới để bảo vệ ngành mía trong nước phát triển ổn định.

Ngoài ra, nếu NK đường, Chính phủ phải có biện pháp mạnh trong việc chống hàng lậu và gian lận thương mại một cách triệt để và hiệu quả, nhằm bảo vệ sự ổn định sản xuất ngành mía đường VN và bảo vệ người nông dân trồng mía.

- Tạm khép lại niên vụ 2011 - 2012, theo ông, để không tái diễn lại điệp khúc “thừa vẫn xin NK đường” của các DN ngành chế biến thực phẩm, cần giải pháp nào?

Cần đấu thầu số lượng đường dự tính nhập khẩu thay cho việc cấp hạn ngạch (quota) nhập khẩu đường cho từng DN như hiện nay.

Theo báo cáo, từ cuối tháng 8/2012, các nhà máy chế biến đường khu vực ĐBSCL sẽ đồng loạt vào vụ ép mía để cho ra những mẽ đường đầu tiên cho niên vụ 2012 – 2013. Dự tính, cuối tháng 8 đạt 3.000 tấn; tháng 9 là 35.000 tấn và lũy kế đến tháng 12/2012 khoảng 361.800 tấn. Cộng luôn lượng đường tồn kho trên 300.000 tấn (chưa kể đường nhập lậu và gian lận thương mại – PV), do vậy VSSA đề nghị các DN có sử dụng đường làm nguyên liệu nên có kế hoạch đặt hàng theo số lượng và chất lượng yêu cầu để các nhà máy đường xây dựng kế hoạch sản xuất đáp ứng các yêu cầu của khách hàng.

Ngoài ra, Hiệp hội Mía đường VN kiến nghị trong năm tới sẽ không cấp hạn ngạch (quota) nhập khẩu đường cho từng DN, thay vào đó sẽ đấu thầu số lượng đường dự tính nhập khẩu.

Cơ chế này được thực hiện dựa trên việc bỏ thầu của DN trên các lô đường Chính phủ cho phép nhập về dựa trên cân đối cung cầu. DN nào bỏ thầu với giá tốt nhất đương nhiên sẽ trúng thầu.

- Xin cám ơn ông!

Theo lý giải của Bộ Công thương, tính đến ngày 15/7/2012, tồn kho tại các nhà máy đường là 240.000 tấn, thấp hơn cùng kỳ năm trước 54.000 tấn. Do đó, nếu không nhập khẩu, có khả năng thiếu đường, nhất là đường tinh luyện chất lượng cao (đường RE) vào tháng 9 và tháng 10, là những tháng giáp vụ mới.

 

Đại diện Cty URC chuyên sản xuất các loại thực phẩm bánh kẹo, nước giải khát không cồn cho rằng, tình hình cung ứng thực tế đường trắng RE trong nước của các nhà máy đường đang thiếu trầm trọng. Ông này cho hay, Cty đã liên hệ mua đường với nhiều nhà máy nhưng rất khó khăn. Cty đường Bourbon cho biết chỉ có thể cung cấp tối đa 1.000 tấn một tháng, đường Biên Hòa 400 tấn một tháng; trong khi các đơn vị khác như KCP, Lam Sơn, Tate&Lyle chưa gửi giá chào với lý do đang kiểm kê hàng tồn kho. Cty Juna thì từ chối đơn mua đường vì... hết hàng.

Đại diện Cty Nestle VN cũng cho biết không thể mua được đường tinh luyện RE cho kế hoạch sản xuất quý 3 từ các nhà máy đường trong nước. Nhiều Cty thực phẩm khác như Pepsi, Coca Cola... cũng lên tiếng.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Hạ giá dìm nhau: Doanh nghiệp coi nhẹ làm thương hiệu
  • Thiếu xăng thật sự hay “ông lớn” găm hàng?
  • Hàng Thái ngày càng tiến sâu vào nội địa
  • Việt Nam ngày một thua thiệt khi buôn bán với Trung Quốc
  • Lúa gạo tăng giá cuối mùa: Lợi nhuận "chảy" về đâu?
  • Những cuộc chiến thương mại thù nghịch của Trung Quốc
  • Nhập siêu giảm, đừng vội mừng
  • Mua sắm chính phủ trong TPP: Thách thức hay cơ hội?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo