Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhập siêu tạm thời lắng dịu

Theo Bộ Công Thương, xuất khẩu hàng hóa tháng 5 ước đạt mức cao nhất kể từ đầu năm đến nay, với kim ngạch 6,1 tỉ đô la Mỹ, tăng 14,4% so với tháng 4 và cũng tăng mạnh tới 37,5% so với cùng kỳ năm 2009.

Trong tháng này, các doanh nghiệp cũng xuất khẩu thêm đá quý và kim loại quý, đạt gần 800 triệu đô la Mỹ. Đây cũng là điều khác biệt đáng kể so với các tháng đầu năm 2010.

Tính chung, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm tháng đầu năm 2010 đạt 25,8 tỉ đô la Mỹ, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (tính cả dầu thô) đạt hơn 13,8 tỉ đô la Mỹ, tăng 25,9 % (nhưng nếu không kể dầu thô thì tăng tới 39,1%); các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước xuất khẩu đạt 12 tỉ đô la Mỹ, tăng 0,4% so với cùng kỳ năm 2009.

Nhiều mặt hàng xuất khẩu có mức tăng khá cả về khối lượng lẫn kim ngạch như: dây cáp điện tăng 100,2%, thép và sản phẩm thép tăng 100,4%, hàng điện tử và linh kiện máy tính tăng 30,4%, đồ gỗ tăng 31%, đồ nhựa tăng 27,7%, hàng dệt may tăng 17,1%... Tính sơ bộ, khối lượng hàng hóa xuất khẩu tăng đã giúp cho tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 1,46 tỉ đô la Mỹ so với cùng kỳ năm 2009.

Trong khi đó, giá cả một số mặt hàng đã có sự hồi phục khá giúp kim ngạch xuất khẩu tăng đáng kể. Riêng mặt hàng dầu thô giúp kim ngạch tăng 820 triệu đô la Mỹ, than đá 225 triệu, gạo hơn 110 triệu, cao su 230 triệu, dệt may trên 110 triệu đô la... Tính chung yếu tố giá tăng làm cho kim ngạch xuất khẩu chung tăng lên trên 1,9 tỉ đô la Mỹ.

Tương tự, nhập khẩu tháng 5 cũng ước đạt mức cao nhất kể từ đầu năm đến nay, với kim ngạch 6,85 tỉ đô la Mỹ, tăng 5,5% so với tháng 4 và tăng 19% so với cùng kỳ năm 2009. Tính chung, kim ngạch nhập khẩu năm tháng đầu năm 2010 đạt 31,2 tỉ đô la Mỹ, tăng 29,8% so cùng kỳ năm 2009.

- Các mặt hàng chủ yếu thuộc nhóm “cần thiết phải nhập khẩu”- theo phân tổ của Bộ Công Thương - hiện chiếm tới 82% tổng kim ngạch nhập khẩu chung, tăng 27,5% so với cùng kỳ năm 2009, nghĩa là tăng gần bằng tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu chung.

- Các mặt hàng chủ yếu thuộc nhóm “cần thiết phải kiểm soát nhập khẩu” hiện đang chiếm 11,6% tổng kim ngạch nhập khẩu, tăng cao nhất, lên tới 64,8%. Tuy nhiên, tăng mạnh ở nhóm này lại tập trung vào vàng, với mức tăng tới 487%, còn các hàng hóa khác như rau quả, bánh kẹo thì lại tăng ít.

- Các mặt hàng chủ yếu thuộc nhóm “cần hạn chế nhập khẩu” hiện tại chỉ chiếm 6,4% tổng kim ngạch nhập khẩu, chủ yếu là hàng tiêu dùng, chỉ tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2009.

Như vậy, mức nhập siêu hàng hóa trong tháng 5 ước chỉ là 750 triệu đô la Mỹ, mức thấp nhất trong các tháng kể từ đầu năm đến nay. Tính chung, tổng mức nhập siêu năm tháng đầu năm nay là 5,37 tỉ đô la Mỹ, bằng 20,8% so với kim ngạch xuất khẩu.

 

(Theo Phạm Đăng Thịnh // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Động lực từ thị trường nội địa
  • Việt Nam sẽ tiếp tục xuất khẩu gạo sang Cuba
  • DN xuất khẩu cao su: Đối mặt với khó khăn kép
  • Xuất khẩu thủy sản khó khăn do đồng Euro mất giá
  • Nhập siêu từ Trung Quốc: Xu hướng và cảnh báo
  • Doanh nghiệp lao đao vì giá nguyên liệu
  • Chỉ số giá cả hàng hóa - dịch vụ hạ nhiệt: Giải “cơn sốt” cho người tiêu dùng
  • Ngành xe đạp Việt Nam kiệt quệ vì thuế chống bán phá giá
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo