Chính phủ, các ngành chức năng không chỉ ban bố chủ trương mà còn đưa ra nhiều giải pháp nhằm mục đích hạn chế và kéo lùi nhập siêu. Tại nhiều cuộc họp, khi đề cập vấn đề này, các bộ cũng như chính quyền các địa phương đều tỏ rõ quyết tâm “phanh” nhập siêu ở mức thấp.
Thực tế gần như trái ngược, nhập siêu không những không giảm mà còn tăng mạnh. Mức nhập siêu của tháng sau bao giờ cũng “lớn nhanh” hơn tháng trước. Tháng 1 nhập siêu 0,77 tỷ USD, tháng 2 1,11 tỷ USD, tháng 3 1,41 tỷ USD, tháng 4 1,51 tỷ USD, tháng 5 xấp xỉ 1,7 tỷ USD. Chỉ sau 5 tháng (tháng 5 so với tháng 1) chỉ số nhập siêu tăng hơn 2 lần, đây là mức tăng kỷ lục hiếm khi xảy ra.
Từ nay đến hết quý IV nếu mức này vẫn duy trì thì nhập siêu cả năm 2011 lên đến 15,8 tỷ USD (trong khi nhập siêu của 2010 là 12,61 tỷ USD). Nếu không có các giải pháp đồng bộ và quyết liệt hơn, e rằng 2011 sẽ “được mùa” nhập siêu với mức dự ước tăng hơn 3 tỷ USD so với năm trước. Chính phủ xác định chỉ tiêu nhập siêu 2011 với tỷ trọng 16%, đến hết tháng 5 chỉ số này đã tăng tốc lên đến gần 19%. Ngay từ bây giờ đã có đủ cơ sở khẳng định: Chỉ tiêu kiềm chế nhập siêu 2011 đã bị vỡ kế hoạch.
Trung Quốc hiện đang là thị trường nhập siêu lớn nhất của Việt Nam. Bình quân từ đầu 2011 đến nay, tính riêng buôn bán chính ngạch, nhập siêu từ Trung Quốc lên đến xấp xỉ 1 tỷ USD/tháng. Buôn bán qua đường tiểu ngạch giữa 2 nước chiếm tỷ trọng xấp xỉ 30% so với chính ngạch. Nếu tính cả tiểu ngạch, tổng mức cũng như tỷ trọng nhập siêu từ Trung Quốc còn lớn hơn nhiều.
Nhập siêu trong 5 tháng vừa qua đồng thời tăng cả về khối lượng hàng hóa cũng như tăng mức giá nhập khẩu. Trong khi khối lượng hàng hóa chỉ tăng khoảng 20%, giá nhập khẩu có mức tăng đến gần 80%. Hầu hết hàng hóa trên thị trường thế giới không ngừng biến động theo chiều hướng tăng cao, có lợi cho xuất khẩu còn nhập khẩu thì ngược lại vì thế những nước nhập siêu lớn (trong đó có Việt Nam) phải gánh chịu thua thiệt không nhỏ. Theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công thương đã ban hành danh mục những mặt hàng thuộc diện hạn chế nhập khẩu nhưng “trên bảo dưới không nghe” cho nên không ít mặt hàng xa xỉ vẫn cứ nhập khẩu với khối lượng lớn. Nhập siêu tăng cao có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, rõ ràng chủ quan vẫn là “gốc” của vấn đề.
(Báo Đại Đoàn Kết)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com