Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nỗi lo từ thực phẩm đông lạnh

Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, số lượng thịt gia súc, gia cầm đông lạnh nhập khẩu vào Việt Nam tăng lên nhanh chóng

Là nước nông nghiệp có nền chăn nuôi phát triển, song Việt Nam hiện đang nhập khẩu, cả chính ngạch lẫn nhập lậu, một lượng khá lớn thịt gia súc, gia cầm đông lạnh. Thực tế này không chỉ ảnh hưởng đến sản xuất trong nước mà còn kéo theo nguy cơ dịch bệnh.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới, số lượng thịt gia súc, gia cầm đông lạnh nhập khẩu vào Việt Nam tăng lên nhanh chóng. Năm 2007, lượng gia súc, gia cầm đông lạnh nhập khẩu là 44.178 tấn; năm 2008 là 119.130 tấn; năm 2009 là 87.600 tấn. Chủng loại chủ yếu là thịt gà, thịt lợn, thịt dê, thịt cừu, móng giò lợn, cánh gà…từ Hoa Kỳ, Úc, New Zealand.

Những ngả đường của… thịt

Không chỉ nhập khẩu chính ngạch một lượng lớn, điều đáng lo ngại hơn là xu thế nhập lậu mặt hàng này (chủ yếu là nội tạng) đang ngày càng gia tăng với mức độ hết sức nghiêm trọng tại các cửa khẩu biên giới như Lạng Sơn, Quảng Ninh... Theo báo cáo của các cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu, 3 tháng đầu năm 2010 đã có tới 2,57 tấn thịt, nội tạng gia súc gia cầm nhập lậu qua biên giới bị bắt giữ và tiêu hủy. Các cơ quan chức năng cũng thừa nhận, con số bị bắt giữ này chỉ là phần nhỏ so với lượng thực tế đã lọt qua các cửa khẩu biên giới.

Một con đường khác là tạm nhập tái xuất. Thống kê của cơ quan hải quan cho biết, trong Quý 1 năm nay có tới 94.110 tấn thịt, nội tạng và các phụ phẩm khác ăn được ở dạng đông lạnh hoặc sấy khô tạm nhập vào Việt Nam qua cảng Hải Phòng, Cái Lân (Quảng Ninh), sau đó làm thủ tục thông quan để tái xuất sang Trung Quốc qua các cửa khẩu Lạng Sơn, Quảng Ninh. Mặc dù được kiểm soát chặt chẽ, song trong báo cáo gửi Thủ tướng, Bộ NN&PTNT đã đưa ra một thực tế các sản phẩm đông lạnh khi tái xuất sang Trung Quốc đã thẩm lậu vào Việt Nam qua các đường mòn, lối mở biên giới. Vậy là bằng nhiều ngả, thịt gia súc gia cầm đang ùn ùn đổ vào Việt Nam kéo theo nỗi lo về dịch bệnh ngày càng lớn.

Đã “siết” nhưng chưa đủ chặt

Báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN&PTNT cho biết, cơ quan này đã thực hiện nhiều biện pháp quản lý chặt chẽ đối với thịt gia súc gia cầm nhập khẩu. Theo đó, các doanh nghiệp khi nhập khẩu sản phẩm động vật đông lạnh phải được lưu giữ tại các địa điểm kho bãi được phép của cơ quan hải quan thuộc khu vực cửa khẩu. Trong thời gian chờ kết quả  kiểm dịch, các lô hàng phải được cơ quan kiểm dịch động vật niêm phong; chỉ các lô hàng đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh để làm thực phẩm mới được phép nhập khẩu, nếu không bắt buộc phải tiêu huỷ hoặc tái xuất. Từ tháng 7-2009, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo các cơ quan dừng nhập khẩu các loại phủ tạng gia súc gia cầm vào Việt Nam (trừ gan, thận). Đồng thời Bộ này cũng đã ban hành Thông tư hướng dẫn kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm hàng nhập khẩu có nguồn gốc động vật.

Tuy nhiên, qua thực tế kiểm tra, các ngành chức năng vẫn phát hiện các vụ việc vi phạm. Đặc biệt là tình trạng nhiều lô hàng thịt gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc, nhãn hàng hóa không đúng quy định, hết hạn sử dụng… vẫn đưa ra tiêu thụ trên thị trường. Việc xử lý các lô hàng thực phẩm nhập khẩu không đảm bảo tiêu chuẩn không đơn giản, bởi tiêu huỷ thì cần nguồn kinh phí nhất định. Thực tế này đang đặt các cơ quan chức năng vào tình thế khó.

Theo Bộ NN&PTNT, tình hình buôn bán nhập lậu động vật, sản phẩm động vật qua biên giới hiện nay hết sức nghiêm trọng làm tăng nguy cơ xâm nhập các bệnh dịch nguy hiểm, gây tổn hại đến phát triển chăn nuôi, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội và đe dọa sức khoẻ, tính mạng của nhân dân. Vì vậy, đã đến lúc cần phải có một cơ chế kiểm soát đặc biệt đối với toàn bộ chuỗi hoạt động từ nhập khẩu đến lưu thông, kinh doanh buôn bán mặt hàng này.

(Theo Nguyễn Hà // Báo Doanh nhân)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Giá cả tháng 6 được dự báo tiếp tục ổn định
  • Địa điểm kiểm tra tập trung đối với hàng hóa XNK : Vẫn khó !
  • Sắp cắt giảm hàng loạt dòng thuế
  • Hám lời, thiếu thông tin và tự phát
  • CAEXPO 2010: Hướng tới một hội chợ chuyên nghiệp hơn
  • Đấu thầu thuốc: Mỗi nơi một giá
  • Thị trường tư vấn thiết kế: Thiết kế nội, đóng dấu ngoại
  • Lình xình giá thu mua sữa
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo