Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phác họa bức tranh giá gạo xuất khẩu

Với “ngôi á hậu” trong việc xuất khẩu gạo, thị trường lúa gạo nước ta và thị trường lúa gạo thế giới như những chiếc bình thông nhau. Vì vậy, dự báo về mặt hàng này gần như sụp đổ khi thị trường gạo thế giới “giở chứng”.

Không ít dự báo cho rằng, giá gạo thế giới năm 2010 sẽ tái lập kỷ lục trên 1.000 USD/tấn như năm 2008, thậm chí có thể còn đạt kỷ lục mọi thời đại với 2.000 USD/tấn.

tinkinhte.com

Tái lập kỷ lục 1.000 USD/tấn

Những động thái của thị trường gạo thế giới ở thời điểm bóc tờ lịch cuối cùng của năm 2009 cho thấy, chí ít là dự báo giá gạo thế giới năm 2010 sẽ tái lập kỷ lục trên 1.000 USD/tấn như năm 2008 là hoàn toàn chính xác. Việc giá gạo trúng thầu xuất khẩu khối lượng gạo khổng lồ sẽ lần lượt được thực hiện trong nửa đầu năm nay cho Philippines liên tục tăng là một minh chứng đủ sức thuyết phục. Theo công bố chính thức của Cơ quan Lương thực quốc gia Philippines (NFA), trong khi giá bình quân trúng thầu 250 nghìn tấn gạo đầu tiên (4/11/2009) chỉ là 475,40 USD/tấn, thì mức giá này trong phiên đấu thầu thứ hai để mua 600 nghìn tấn (1/12/2009) đã tăng đại nhảy vọt lên 623,58 USD/tấn, tức là tăng 148,18 USD/tấn và 31,17%, còn trong phiên đấu thầu thứ hai cũng để mua 600 nghìn tấn đã tăng mạnh lên 670,53 USD/tấn (tăng 46,95 USD/tấn và 7,53%). Đặc biệt, việc giá gạo trúng thầu trong cuộc đấu thầu thứ ba liên tiếp để mua 600 nghìn tấn gạo thứ ba của Philippines ngày 15/12/2009 bất ngờ giảm xuống 664,90 USD/tấn tuyệt nhiên không phải là do xu thế tăng giá đã được chặn lại, mà chính vì Vinafood II của chúng ta đã “bán phá giá” chắc chắn không ngoài mục tiêu “ẵm gọn” toàn bộ lô hàng.

Giá bán của Vinafood II trên mức 650 USD/tấn được hi vọng là mức giá gạo xuất khẩu Việt Nam trong năm 2010.

Các thông tin báo chí và thông tin chính thức của NFA cho thấy, trong khi giá bỏ thầu bình quân cho 445 nghìn tấn gạo của bốn hãng kinh doanh xuất khẩu gạo “có máu mặt” trên thế giới vẫn tiếp tục tăng đại nhảy vọt lên 742,75 USD/tấn, tức là vẫn tiếp tục tăng thêm 72,22 USD/tấn và 10,77%, trong khi khác hẳn với việc đưa ra tới 6 lô hàng chỉ với 100 nghìn tấn với giá khác nhau trong hai cuộc đấu thầu trước đó, Vinafood II chỉ chào bán một lô hàng khổng lồ duy nhất đủ 600 nghìn tấn với giá “quá mềm” 664,90 USD/tấn. Đây là điều mà có lẽ tất cả những người trong cuộc đều phải ngạc nhiên. Phát biểu của ông Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo của cường quốc số 1 thế giới Thái Lan với hãng tin Reuter ngay sau cuộc đấu thầu cuối cùng kết thúc đủ cho thấy tất cả: “Tôi nghĩ rằng Việt Nam sẽ thắng thầu toàn bộ. Không ai biết họ sẽ cung ứng dưới 700 USD và chúng tôi đã hơi bị sốc”.

Khó có “sốt nóng”

Thứ nhất, cho dù năm 2010 lại là năm ảm đạm trong bức tranh lúa gạo thế giới, bởi sản lượng “âm” so với tiêu dùng gạo 2,1 triệu tấn, nhưng may mắn “kép” chính là bức tranh lúa mỳ thế giới lại rất sáng sủa và những điều này lại diễn ra ở chính đất nước có tập quán sử dụng đồng thời cả hai loại nông sản chiến lược này làm lương thực chính, cho nên hai loại thị trường lương thực này có thể dễ dàng liên thông với nhau.

Thứ hai, tuy thế giới mất mùa lúa gạo lớn như vậy, nhưng có tới 133,67% là do riêng Ấn Độ gây ra (riêng sản lượng gạo của Ấn Độ giảm 16,15 triệu tấn, trong khi của toàn thế giới chỉ giảm 12,082 triệu tấn), cho nên một khi Ấn Độ giải quyết nạn mất mùa lúa gạo của mình bằng hai cách nêu trên, thì khối lượng gạo 4,068 triệu tấn được mùa ở phần còn lại của thế giới đương nhiên đồng nghĩa với việc lượng cầu trên thị trường thế giới sẽ tăng, cho nên đây cũng là yếu tố quan trọng “néo” không cho giá gạo thế giới “bay bổng”.

Trong đó, ba trường hợp điển hình nhất chính là Trung Quốc sẽ tăng sản lượng gạo 1 triệu tấn và tăng 700 nghìn tấn gạo xuất khẩu trong năm nay, còn cặp số liệu này của Thái Lan là 500 nghìn tấn và 1,4 triệu tấn, còn của Myanmar là 580 nghìn tấn và 500 nghìn tấn. Đặc biệt, đối với cường quốc xuất khẩu gạo số 1 thế giới Thái Lan, do liên tục được mùa, nhưng khối lượng gạo xuất khẩu năm 2009 ước giảm trên 1,4 triệu tấn, cho nên mặc dù năm nay sẽ khôi phục lại kỷ lục xuất khẩu 10 triệu tấn của năm 2008, nhưng tồn kho cuối năm nay sẽ tăng vọt 1,2 triệu tấn (gần 30%) so với cuối năm 2009, thậm chí tăng gấp 2,36 lần so với cuối năm 2008 sẽ giữ vai trò đặc biệt quan trọng “neo” không cho giá gạo thế giới tăng.

Không những vậy, có thể nói, giá gạo Ấn Độ chắc chắn sẽ bớt nóng do giữa tháng 12 vừa qua Văn phòng Thông tin của Chính phủ nước này đã phát ra thông cáo cho biết, do mưa muộn trong các tháng 8 và 9, sản lượng lúa vụ chính của nước này này hiện nay sẽ tăng thêm 2,2 triệu tấn so với dự báo quá ảm đạm trước đó, còn sản lượng ngũ cốc nói chung sẽ tăng 4,4 triệu tấn và những thông tin về khối lượng gạo mua vào khiến kho dự trữ gạo của Chính phủ liên tục tăng trong những ngày vừa qua chắc chắn càng củng cố lòng tin vào tuyên bố của Chính phủ Ấn Độ quyết định không nhập khẩu gạo vì đủ gạo dự trữ và sẽ chỉ xem xét lại quyết định này trong trường họp cần thiết.

Thứ ba, trong khi Ấn Độ không mặn mà với việc nhập khẩu gạo như vậy, hầu như trong suốt gần một tháng rưỡi Philippines tổ chức đấu thầu nhập khẩu những khối lượng gạo khổng lồ. Có thể nói, thị trường gạo thế giới hầu như “nín thở” chờ đợi, còn ngay sau đó thì hạ nhiệt.

Cụ thể, không chỉ thị trường gạo nước ta, mà ngay cả nhiều thị trường giao dịch gạo khác từ Đông sang Tây của thế giới như Pakistan, California, Urugoay, Argentina..., bản tin giá gạo thế giới trong gần hai tháng trở lại đây đều có rất nhiều mục bỏ trống. Đặc biệt, ngay tại cường quốc xuất khẩu gạo số 1 thế giới Thái Lan, giá các loại gạo trắng đều lập tức giảm nhẹ ngay sau khi Philippines kết thúc phiên đấu thầu cuối cùng vào ngày 15/12 và tuần lễ sau đó tiếp tục giảm mạnh 15-33 USD/tấn, bình quân giảm 4,67%, còn tính chung cả 5 loại gạo trắng tháng 12 vừa qua đã giảm 5,67% so với mức rất cao của tháng 11.

Dù dự báo vẫn luôn chỉ là dự báo nhưng vẫn có thể tự tin rằng, nếu như không có thêm yếu tố đột biến nào khác và nếu như Ấn Độ thành công với việc tự giải bài toán mất mùa thì giá gạo thế giới sẽ bình ổn trở lại. Trong điều kiện giá cả thế giới như vậy, với việc Vinafood II của chúng ta thắng thầu xấp xỉ 1,286 triệu tấn với giá tốt là một thắng lợi ngoạn mục đẩy giá gạo xuất khẩu trong những tháng mở đầu năm 2010 này của nước ta ở mức cao để chúng ta có thể hi vọng... “đầu xuôi – đuôi lọt”.

(Theo Nguyễn Đình Bích // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Khủng hoảng dầu mỏ sắp bùng nổ?
  • Thắng lợi của thương mại nội địa
  • Xây dựng thương hiệu cho Điều: Giải pháp nào tốt nhất?
  • Giá trị hàng giả trong thương mại toàn cầu lên tới 200 tỉ USD/năm
  • Lập sàn giao dịch điều để bình ổn giá
  • Thời kỳ hậu WTO: Cần một cơ chế chống “sốc”
  • Lo ngại nhập siêu tăng cao
  • Thị trường nội địa: Điểm tựa cho sản xuất và tăng trưởng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo