Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Rủi ro từ nhập khẩu

Đó là do nhiều mặt hàng nhập khẩu (NK) của VN gần như đang phụ thuộc hoàn toàn vào một thị trường cung cấp.

Chẳng hạn phân bón, máy móc, thiết bị, máy tính, linh kiện điện tử, nguyên phụ liệu (NPL) dệt may, da giày phụ thuộc Trung Quốc (TQ); hàng điện gia dụng của Thái Lan; xăng dầu các loại của Singapore... Các chuyên gia cảnh báo rủi ro từ sự phụ thuộc này rất lớn.

Bị ép giá

Đơn cử là NPL dệt may. Ông Phạm Xuân Hồng, Tổng giám đốc (TGĐ) Công ty may Sài Gòn 3, cho biết để sản xuất các mặt hàng dệt may, VN phải NK 70% NPL (nguồn trong nước chỉ đáp ứng được 30%). Trong đó 20% NK từ Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ..., còn 50% hoàn toàn trông chờ vào nguồn cung của TQ. “Do chúng ta không có sẵn NPL nên luôn bị khách hàng chỉ định phải sử dụng nguồn NPL của nước ngoài, nhất là từ TQ”, ông Hồng nói. Theo ông Hồng, kim ngạch xuất khẩu (XK) dệt may tăng trưởng hơn 30% những tháng đầu năm, nhưng thực chất chỉ chừng 10%, vì 20% còn lại là do tăng giá vải - nguyên liệu chính NK. “Chẳng hạn trước đây bán cái áo giá 10 USD, nay tăng lên 12 USD, thì đó chưa phải là tăng trưởng tốt. Nếu chúng ta chủ động được nguyên liệu trong nước chắc chắn tăng trưởng sẽ chất lượng hơn”, ông Hồng nói thêm.

Bà Trương Thị Thúy Liên, GĐ Công ty TNHH Liên Phát, kể rằng từ đầu năm tới nay bà phải liên tục chạy theo các đợt tăng giá NPL dệt may của TQ. Cộng dồn lại thì các đợt tăng giá vừa rồi cũng lên tới 40%. Cho nên, rủi ro lớn nhất mà những doanh nghiệp (DN) như của bà Liên gánh chịu chính là việc không thể nào chủ động về giá do luôn bị động trước việc tăng giá của nhà cung cấp NPL TQ. Ngoài ra, chất lượng nguồn hàng cũng phập phồng, lúc xấu lúc tốt rất khó kiểm soát. Dù vậy, nhưng nhiều nhà máy sản xuất hàng dệt may ở VN không thể làm khác hơn do bị khách hàng chỉ định sử dụng nguồn NPL của TQ như đã nói trên, chỉ có một số ít bán hàng ở thị trường nội địa mới có thể chủ động tìm mua hàng. Một trong những lý do của việc chỉ định sử dụng NPL TQ - theo một doanh nhân, là do đa số các công ty mua hàng quốc tế là  cổ đông của các công ty cung cấp NPL TQ. Lợi dụng điều này, các công ty TQ liên tục ép giá. Nhiều DN trong nước đã đề nghị sử dụng nguồn nguyên liệu khác có chất lượng tương đương, giá thậm chí rẻ hơn nhưng vẫn không được người mua hàng chấp nhận.

Theo Tổng cục Hải quan, trong nửa đầu năm 2011, VN tiếp tục nhập siêu nhiều nhất từ TQ. Các mặt hàng mà VN NK chính từ TQ tăng rất mạnh, chiếm tỷ lệ rất cao trong cơ cấu NK của mỗi mặt hàng. Cụ thể, trong khi cả nước NK 1,84 triệu tấn phân bón, thì từ TQ đã là 713 nghìn tấn; NK máy móc, thiết bị, phụ tùng tổng cộng 7,09 tỉ USD thì riêng của TQ đã là 2,4 tỉ USD, NK máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 2,75 tỉ USD thì của TQ khoảng 897 triệu USD... Với NPL dệt may, da giày, kim ngạch NK là 6 tỉ USD trong đó nhập từ TQ là 2 tỉ USD.

Đáng báo động

TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư, cho rằng nhập siêu TQ ngày càng lớn, hơn nhiều nhập siêu của cả nền kinh tế là vấn đề đáng báo động. Bởi thặng dư thương mại trong XK ở các thị trường châu Âu, Mỹ... mà chúng ta rất khó khăn mới có thể tạo ra đã không đủ bù đắp vào thâm hụt với thị trường TQ.

Khoảng cách nhập siêu của cả nước được nới rộng so với nhập siêu từ TQ đã thể hiện rõ dấu hiệu của sự phụ thuộc. Theo TS Lê Đăng Doanh, sở dĩ chúng ta NK nhiều hàng hóa của TQ vì đây là thị trường gần, ít tốn kém chi phí vận chuyển và giá rẻ. Hơn nữa, các chính sách hỗ trợ cho DN xuất khẩu của nước này rất tốt; từ đó, đối tác TQ sử dụng nhiều cách tiếp cận ưu đãi cho nhà NK như mời qua tham quan, tìm hiểu thị trường; cho mua hàng trả chậm... Tuy nhiên, cần lưu ý, một khi phụ thuộc quá lớn vào một thị trường NK nào đó, thì rủi ro càng cao. “Giả sử nguồn hàng cung cấp NPL dệt may, da giày từ TQ bất ngờ bị đứt thì sản xuất ngành này ở VN chắc chắn đình trệ”, TS Doanh nói.

Ý thức được rủi ro đó, nhiều DN trong nước đang tìm cách đa dạng hóa thị trường NK nguyên phụ liệu, linh kiện, máy móc thiết bị... Ông Đỗ Long, TGĐ Công ty hàng tiêu dùng Bình Tân (Bita’s) cho hay, song song với việc NK NPL từ TQ, công ty đã tìm nguồn cung của Thái Lan, Hàn Quốc, Malaysia và Ý. Tuy nhiên, ngay khi DN trong nước chuyển nguồn cung qua thị trường khác với các loại NPL mới, lập tức nhà cung cấp NPL TQ  sản xuất các loại NPL “bắt chước” với chất lượng tương đương nhưng giá rẻ hơn nên rất khó “thoát” được thị trường này. Ông Phạm Xuân Hồng (Công ty may Sài Gòn 3) cũng cho biết, từ nhiều năm qua công ty đã tìm cách tiếp cận nguồn hàng của các nước Asean, đặc biệt đã bắt đầu đặt hàng của những liên doanh sản xuất NPL trong nước. Tuy nhiên do tình trạng thiếu hụt nguồn cung trong nước, không thể thuyết phục khách hàng thay đổi chỉ định sử dụng NPL TQ. Do đó, bà Trương Thị Thúy Liên (Công ty Liên Phát) cho rằng, nếu không xây dựng được những trung tâm NPL trong nước thì muôn đời vẫn phụ thuộc vào sự chỉ định này.

Nghịch lý của thương mại VN là XK đa phần vào các nước phát triển (chẳng hạn như châu Âu, Mỹ, Nhật), còn NK (phần lớn tư liệu sản xuất) thì lại từ các nước kém phát triển hơn (TQ). Điều đó khiến hàng hóa VN kém cạnh tranh, ngay cả trên sân nhà và thị trường quốc tế. Nhiều DN cho rằng chỉ có một cơ chế mạnh mẽ khuyến khích NK công nghệ cao, công nghệ nguồn của những nước phát triển... với sự hỗ trợ tài chính của Nhà nước mới có thể dần phá vỡ sự phụ thuộc đáng lo ngại này. Đây sẽ là cơ sở phát triển nguồn cung cấp NPL trong nước, từng bước đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng XK.

Tuyên bố trách nhiệm:Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.

(Báo Thanh Niên)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Tránh TQ gom hàng: Gỡ nút thắt thị trường bán lẻ
  • Việt Nam có tiếp tục giữ vị trí số 1 về xuất khẩu điều?
  • Thị trường xuất khẩu gạo quý 3/2011 : Cơ hội và thách thức
  • Xe nhập khẩu: Giảm đến bao giờ ?
  • Kiểm soát giá cả sẽ chặt chẽ, nhịp nhàng hơn
  • Thương mại trực tuyến VN đạt 6 tỷ USD vào 2015?
  • Ẩn số thị trường Philippines
  • 10 giải pháp nâng cao sức cạnh tranh hàng Việt
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo