Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xe nhập khẩu: Giảm đến bao giờ ?

Đúng như dự đoán của hầu hết các chuyên gia và doanh nghiệp, sau tháng 6/2011 các DN đã nhập khẩu về VN một số lượng xe rất lớn. Nhưng bước sang tháng 7/2011, lượng nhập khẩu ngay lập tức giảm mạnh gần một nửa so với tháng 6, cả về số lượng lẫn giá trị (xem bảng).

Sự tăng, giảm trong nhập khẩu xe hơi là chuyện bình thường từ lâu. Nhưng lần này thì sẽ khác, khi mà hầu hết dư luận đều cho rằng, xe nhập khẩu tiếp tục giảm và khó có cửa tăng trưởng trở lại, ít nhất là trong năm 2011 này. Có thể điều đó sẽ có thể có lợi cho người tiêu dùng.

Thực chất

Thực tế, lượng nhập khẩu trong ôtô trong tháng 6/2011 tăng là do các DN nhập khẩu về trước thời điểm Thông tư 20 của Bộ Công Thương có hiệu lực. Đó có thể được xem như cách để các DN lách nhằm tiếp tục hoạt động. Nhưng, như một chuyên gia lão làng thì việc lách đó chưa chắc thành công nếu xét về mặt thực tiễn thị trường cũng như thời điểm hiện nay. Và về lâu về dài, nếu không có những sửa đổi trong Thông tư 20 thì về lâu dài các doanh nghiệp này sẽ càng khó khăn hơn vì nếu muốn hoạt động trong lĩnh vực này họ sẽ phải đầu tư lớn và có những mối quan hệ rộng. Chuyên gia này cảnh báo những DN nhập khẩu ôtô ồ ạt trong tháng 6 vừa qua sẽ phải đối mặt với khó khăn chính là sức tiêu thụ giảm mạnh trong năm nay. Ông cho rằng, hiện tại, ngay chính các liên doanh, các đại lý chính hãng cũng đang gặp khó khăn về lượng xe tiêu thụ sụt giảm. Ngoài việc sụt giảm mức tiêu thụ theo chu kỳ mấy tháng của một năm thì về bản chất do nhiều yếu tố khách quan, nền kinh tế đang gặp khó khăn, người dân thắt chặt chi tiêu, nhất là mua sắm xe hơi... và chắc chắn lượng tiêu thụ ôtô, nhất là xe du lịch trong năm nay sẽ giảm mạnh so với năm 2010, mà trong đó ôtô nhập khẩu cũng không là ngoại lệ.

Dựa trên nhận định này, hầu hết các chuyên gia và ngay chính nhiều doanh nghiệp cũng khẳng định, lượng xe nhập khẩu nhập về trong tháng 6 vừa qua cũng chỉ nhằm mục đích tiêu thụ dài dài. Tuy nhiên, điều này không hợp lý khi số lượng tiền các nhà nhập khẩu bỏ ra quá lớn, chủ yếu phải vay ngân hàng và nếu không tiêu thụ nhanh thì sẽ dẫn đến lỗ. Mà muốn tiêu thụ nhanh thì chắc chắn phải giảm giá. Các chuyên gia khuyên người tiêu dùng chưa nên vội vàng mua xe nhập khẩu lúc này vì nhiều khả năng giá xe sẽ giảm.

Ở góc độ nhập khẩu, nếu lượng xe tồn đang nhiều thì chắc chắn lượng xe nhập khẩu trong các tháng tiếp theo sẽ tiếp tục giảm, chứ chưa nói đến việc tăng trở lại.

Người tiêu dùng được lợi

Khi Thông tư 20 đi vào hoạt động thì chắc chắn nhiều doanh nghiệp phải bỏ cuộc chơi nhập khẩu và kinh doanh ôtô. Vì để tiếp tục làm phải đầu tư rất lớn về cơ sở vật chất, thiết bị, nhà xưởng sửa chữa, bảo hành...; phải tìm mọi cách để xin hay hợp lý hoá nguồn hàng có sự cho phép của các nhà sản xuất chính hãng. Điều này được xem là khó, nhất đối với những doanh nghiệp nhỏ nhập khẩu và kinh doanh xe hơi (đa phần nằm trong diện này). Ngược lại với các doanh nghiệp này, ngoài việc được lợi do giá xe nhập khẩu cạnh tranh giảm giá thì trong thời gian tới người tiêu dùng sẽ được lợi nhiều hơn trong những vấn đề khác như mua xe đúng của nhà sản xuất, đúng với chất lượng, được bảo hành, bảo trì, sửa chữa... một cách dễ dàng và có hệ thống.

Cũng nhiều ý kiến cho rằng, nếu nhiều DN nhập khẩu và kinh doanh ôtô rời bỏ cuộc chơi thì nguồn hàng sẽ khan hiếm và không phong phú. Điều này không đáng ngại vì những doanh nghiệp đáp ứng đủ các yêu cầu của Thông tư 20 chắc chắn sẽ gia tăng số lượng nhập khẩu phù hợp hơn với quy mô đầu tư của mình. Bên cạnh đó, với lĩnh vực ôtô thì đến thời điểm hiện nay, việc lãi trên giá bán không còn là yếu tố quan trọng nhất trong kinh doanh ôtô nữa, mà nhiều DN, đại lý lãi lớn nhờ sửa chữa và cung ứng dịch vụ. Điều đó cũng hợp với xu thế và tính chuyên nghiệp trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, lượng ôtô nhập khẩu trong năm nay sẽ tiếp tục giảm và để thực sự biết được sự hợp với xu thế hay chuyên nghiệp trong nhập khẩu và kinh doanh ôtô thì chắc chắn người tiêu dùng sẽ phải tiếp tục chờ, ít nhất là sang năm 2012 - khi mà tất cả các DN nhập khẩu và kinh doanh ôtô phải đáp ứng đủ các yêu cầu của Thông tư 20/BCT.

(Theo Linh Anh // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Kiểm soát giá cả sẽ chặt chẽ, nhịp nhàng hơn
  • Thương mại trực tuyến VN đạt 6 tỷ USD vào 2015?
  • Ẩn số thị trường Philippines
  • 10 giải pháp nâng cao sức cạnh tranh hàng Việt
  • Thị trường ôtô : Lo ngại những tháng cuối năm
  • Giá thịt heo và hiệu quả dự báo, điều hành vĩ mô
  • Xuất khẩu gạo: “Doanh nghiệp phải thay đổi tư duy”
  • Loay hoay xe sang nhập khẩu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo