Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sớm tìm kiếm thị trường xuất khẩu xi măng

Bộ Xây dựng vừa yêu cầu Công ty Xi măng Nghi Sơn, Công ty Xi măng ChinFon Hải Phòng, Công ty Xi măng Phúc Sơn, trong 6 tháng cuối năm 2010, mỗi đơn vị xuất khẩu từ 100.000 đến 150.000 tấn xi măng.
 
Tình hình sản xuất xi măng 6 tháng đầu năm 2010 đã đạt 24,92 triệu tấn, bằng 49,8% so với kế hoạch năm 2010; lượng tiêu thụ đạt khoảng 24,49 triệu tấn, bằng 49% so với kế hoạch năm 2010. Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, năm 2010, nhu cầu tiêu thụ xi măng của cả nước ước đạt khoảng 50 - 51,5 triệu tấn. Với năng lực sản xuất của các nhà máy xi măng hiện có và các nhà máy dự kiến đưa vào hoạt động năm 2010, tổng sản lượng xi măng cả nước không những sẽ đáp ứng đủ nhu cầu trong nước, mà còn dư thừa khoảng 2 triệu tấn.

Trong khi đó, việc xuất khẩu xi măng những tháng đầu năm đã có dấu hiệu khả quan, với việc Công ty cổ phần Xi măng Cẩm Phả xuất khẩu 15.000 tấn clinker sang thị trường Trung Đông vào cuối tháng 6/2010. Trước đó, vào tháng 3/2009, doanh nghiệp này cũng đã xuất khẩu 12.500 tấn sang thị trường Mozambique

Để phát huy hết năng lực sản xuất của các nhà máy xi măng hiện có trong toàn quốc, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư, Bộ Xây dựng vừa có Công văn 1271/BXD-VLXD gửi các doanh nghiệp là Công ty Xi măng Nghi Sơn, Công ty Xi măng ChinFon Hải Phòng, Công ty Xi măng Phúc Sơn về việc xúc tiến tìm kiếm thị trường xuất khẩu xi măng.

Theo đó, Bộ Xây dựng yêu cầu, 6 tháng cuối năm 2010, mỗi đơn vị nêu trên sớm xúc tiến tìm kiếm thị trường để xuất khẩu từ 100.000 đến 150.000 tấn xi măng. Năm 2011, xuất khẩu 50% sản lượng xi măng tính theo tỷ lệ quy định tại giấy phép đầu tư và từ năm 2012 trở đi, phấn đấu xuất khẩu 100% sản lượng xi măng theo tỷ lệ quy định trong giấy phép đầu tư.

Theo ông Nguyễn Trần Nam, Thứ trưởng Bộ Xây dựng, các doanh nghiệp phải triển khai áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để duy trì hoạt động của dây chuyền thiết bị được ổn định, liên tục, nhằm phát huy đạt và vượt công suất thiết kế, giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm. Các doanh nghiệp cũng cần triển khai các đề tài nghiên cứu tận dụng nhiệt khí thải lò nung clinker để sản xuất điện; tận dụng nguồn phế thải của các ngành công nghiệp khác làm nguyên liệu, nhiên liệu cho ngành xi măng, nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả đầu tư và bảo đảm vệ sinh môi trường.

Một “đầu việc” không thể thiếu của các doanh nghiệp là phối hợp với Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam tính toán kỹ nhu cầu tiêu thụ xi măng từng tháng, từng quý tại khu vực miền Trung và phía Nam, để bố trí hợp lý việc vận chuyển xi măng, clinker từ khu vực phía Bắc vào các khu vực này, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ, đặc biệt trong các tháng cao điểm của mùa xây dựng, nhằm bình ổn thị trường, giá cả.

Theo đánh giá của các chuyên gia, việc xuất khẩu xi măng của Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn bởi hai đối thủ đáng gờm là Thái Lan và Trung Quốc. Tại thị trường ASEAN, gần như Việt Nam không thể “chen chân” được với 2 đối thủ này, bởi họ có hai yếu tố: giá rẻ và chất lượng tốt. Thậm chí thời gian qua, nhiều doanh nghiệp sản xuất xi măng ở miền Nam đã nhập clinker từ Thái Lan vì giá rẻ hơn so với nhập từ miền Bắc tới 10%.

Ngoài ra, với thị trường châu Âu và Mỹ, cơ hội xuất khẩu thành công của các doanh nghiệp xi măng Việt Nam cũng rất thấp, vì đây là những thị trường truyền thống của Thái Lan. Theo đánh giá của các chuyên gia, các doanh nghiệp nên chú trọng đến các thị trường mà xi măng Việt Nam có nhiều cơ hội cạnh tranh như Bangladesh, Trung Đông, châu Âu và châu Phi.

Theo ông Nguyễn Trần Nam, Thứ trưởng Bộ Xây dựng, các doanh nghiệp phải triển khai áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để duy trì hoạt động của dây chuyền thiết bị được ổn định, liên tục, nhằm phát huy đạt và vượt công suất thiết kế, giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm.

(Theo Hữu Tuấn // Báo đầu tư)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Thị trường bán lẻ trong nước vẫn đợi “cá lớn”
  • Nông sản Trung Quốc “Bước ba bước” đến Sài Gòn
  • Tham gia FTA lợi hay hại?
  • Chưa tận dụng được lợi thế FTA
  • Xuất khẩu cao su: Lượng giảm, giá trị tăng
  • Xuất khẩu dệt may nửa đầu năm: Mừng và lo
  • Giá hạt tiêu xuất khẩu có thể sẽ tiếp tục tăng
  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo