Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu dệt may nửa đầu năm: Mừng và lo

6 tháng đầu năm, dù dệt may đã vượt qua nhóm hàng xuất khẩu xếp thứ hai là dầu thô tới gần 1,7 tỷ USD, song vẫn còn đó những khó khăn từ sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu và sự thiếu hụt lao động.

Thiếu hụt lao động - khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp dệt may hiện nay - Ảnh: TTVN

So với cùng kỳ năm trước, con số kim ngạch xuất khẩu dệt may 4,87 tỷ USD cũng tăng tới 17,2%.

Những tín hiệu đáng mừng

Trong số các thị trường truyền thống của dệt may Việt Nam, Hoa Kỳ vẫn duy trì ngôi vị hàng đầu với 2,217 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm, tăng 23,8% so với cùng kỳ 2009. Thị trường Nhật Bản cũng tăng khoảng 12%. Ngoài ra, hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường mới như Đài Loan, Hàn Quốc và các thị trường khu vực ASEAN cũng đều có mức tăng đáng kể. Với mức tăng trưởng này, sản phẩm dệt may của Việt Nam hiện chiếm khoảng 2,7% thị phần sản phẩm dệt may trên thị trường thế giới. Riêng tại thị trường Mỹ và Nhật Bản, Việt Nam chỉ đứng thứ hai sau Trung Quốc với thị phần tương ứng là 7,4% và 4%.

Theo ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), tại thời điểm này hầu hết doanh nghiệp dệt may đều ký được nhiều đơn hàng hơn so với cùng kỳ năm trước, nhất là đơn giá sản phẩm đã tăng lên đáng kể, khoảng 10% so với giữa năm 2009.

Tiếp tục đà tăng trưởng của những tháng đầu năm và những tính toán về đơn hàng cũng như thị trường, Vitas nhận định, ngành dệt may nhiều khả năng sẽ hoàn thành mục tiêu xuất khẩu 10,5 tỷ USD trong năm nay.

Thách thức về nguyên liệu và lao động

Tuy nhiên, theo nhận định của Vitas, những tháng cuối năm, ngành dệt may nước ta sẽ tiếp tục phải đối mặt với khó khăn do phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu. Lượng nguyên nhập khẩu hiện chiếm khoảng 80% tổng nguyên liệu, thậm chí có những mặt hàng phải nhập đến 95%.

Ông Nguyễn Sơn, Phó tổng thư ký Vitas cho biết, trong con số 3,2 tỷ USD nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may thì một phần lớn (khoảng 75% – theo tính toán của các chuyên gia trong ngành) được sử dụng để gia công hàng dệt may xuất khẩu, còn một phần (khoảng 25%) dành cho sản xuất tiêu dùng nội địa.

Nếu trừ đi kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất tiêu dùng nội địa thì tỷ trọng giá trị gia tăng trong xuất khẩu so với nguyên liệu đầu vào trong 6 tháng đầu năm còn khoảng 2,5 tỷ USD.

Do đó, việc gia tăng nhập khẩu nguyên phụ liệu chứng tỏ sản xuất thành phẩm trong nước đang tiến triển rất tốt và những tháng sau sẽ có kết quả là kim ngạch xuất khẩu tăng lên.

Tuy nhiên, vấn đề là từ quý II/2010, giá nguyên phụ liệu có xu hướng ngày càng tăng, đặc biệt là nguyên liệu bông tăng tới 40% so với cùng kỳ 2009, đã làm cho chi phí đầu vào tăng cao.

Tuy nhiên, “không thể lấy lý do các chi phí đầu vào đều tăng để tăng giá đơn hàng thêm nữa vì khách hàng vẫn có thể chuyển hợp đồng sang các quốc gia khác có chi phí thấp hơn như Bangladesh, Pakistan…”, bà Phạm Thị Liễu, Tổng giám đốc Công ty Liên doanh MSA - Hapro chia sẻ. Khó khăn lớn nhất mà lãnh đạo một số doanh nghiệp đều đồng tình là sự thiếu hụt lao động. Ông Nguyễn Văn Đô, Tổng giám đốc công ty DHA, đơn vị chuyên may gia công cho quần áo trẻ em, người lớn theo các đơn hàng của các nhà bán lẻ Mỹ nhận định, nếu tình trạng thiếu hụt lao động, và mất điện, tiếp tục xảy ra, thì chỉ cần vài chuyến phải giao hàng bằng máy bay cho khách, doanh nghiệp có thể phải đóng cửa.

Mặc dù gần đây, mức lương bình quân của công nhân ngành dệt may tại các tỉnh phía Bắc đã được nâng lên 1,8- 2,2 triệu đồng/tháng, nhưng chưa đủ hấp dẫn, khuyến khích người lao động thực sự chuyên tâm vào công việc.

Trong thời gian qua, trên 10% lao động của ngành dệt may đã chuyển sang làm những công việc khác.

Khá nhiều lãnh đạo các DN dệt may chia sẻ là không còn cách nào khác, các doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý đến việc nâng cao nâng suất lao động, cắt giảm các chi phí. Bên cạnh đó, cần tạo thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm thay vì chỉ nhận may gia công như trước đây.

(Theo Vũ Trọng // Tin Chính phủ)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Giá hạt tiêu xuất khẩu có thể sẽ tiếp tục tăng
  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thu mua gạo tạm trữ: Quá chậm
  • Sữa chua sẽ phân chia lại thị trường sữa?
  • Nhiều tổ chức quốc tế quan ngại về nhập siêu của Việt Nam
  • Làm ăn với Mỹ: Doanh nghiệp Mỹ mới chỉ "đặt gạch giữ chỗ"
  • Đường không thiếu, giá vẫn tăng
  • Doanh nghiệp xuất khẩu mất cơ hội vì thiếu vốn?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo