Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tăng cường kiểm soát nhập khẩu, kiềm chế nhập siêu

Trong 4 tháng đầu năm, tình hình nhập khẩu ở nước ta có tốc độ tăng trưởng cao 35,6% trong khi xuất khẩu chỉ tăng 8,9%, ảnh hưởng không tốt đến cán cân thương mại. Tuy nhiên, theo Bộ Công thương, xuất khẩu đang chuyển biến theo chiều hướng tích cực, tăng dần qua các tháng. Trong khi đó, tốc độ tăng nhập khẩu lại giảm đi.

Theo đó, kim ngạch nhập khẩu tháng 3/2010 đạt 6,75 tỷ USD, tăng 33,1% so với tháng 2/2010. Nhập khẩu tháng 4/2010 ước đạt 6,95 tỷ USD, tăng 3% so với tháng 3/2010 và tăng 25% so với cùng kỳ. Nếu như tốc độ tăng trưởng nhập khẩu 3 tháng đầu năm tăng 40,2% thì nhập khẩu 4 tháng đầu năm đã giảm xuống chỉ còn 35,6%.

Bên cạnh đó, nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh hơn nhiều so với nhập khẩu của doanh nghiệp trong nước. Cụ thể, trong 4 tháng đầu năm, nhập khẩu của doanh nghiệp nước ngoài tăng 55,6%, chiếm tỷ trọng 41,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước (tỷ trọng tăng 5,3% so với cùng kỳ - tương đương tăng 3,66 tỷ USD), trong khi đó nhập khẩu của doanh nghiệp trong nước chỉ tăng 24,3%, chưa bằng một nửa tốc độ tăng của doanh nghiệp nước ngoài.

Mặt khác, nhập khẩu nhiều mặt hàng nguyên nhiên vật liệu tăng mạnh về lượng trong thời gian gần đây cho thấy sản xuất, xuất khẩu đang trên đà tăng trưởng. Tuy nhiên, giá nhập khẩu nhiều mặt hàng tăng mạnh ảnh hưởng không nhỏ đến đầu vào của sản xuất kinh doanh, trong khi đó giá hàng hóa xuất khẩu lại tăng không bằng giá nhập khẩu, gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu. Cụ thể, những mặt hàng tăng mạnh về lượng là cao su các loại tăng 42,4%, bông tăng 104,7%, sợi các loại tăng 18%, lúa mỳ (làm thức ăn chăn nuôi) tăng 64,2%, kim loại thường khác tăng 49,1%. Những mặt hàng tăng mạnh về giá là xăng dầu các loại tăng 55,8%, chất dẻo nguyên liệu tăng 43,7%, cao su các loại tăng 35,9%, bông tăng 24,9%, sợi tăng 34,1%, kim loại thường khác tăng 56%...

Nhập siêu có dấu hiệu gia tăng trong 4 tháng đầu năm và đạt 4,65 tỷ USD, với tỷ lệ nhập siêu/xuất khẩu là 23,1% (tỷ trọng nhập siêu/xuất khẩu giảm 0,4% so 3 tháng). Việc nhập siêu tăng cao chủ yếu là do nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI tăng mạnh, cụ thể trị giá nhập khẩu của khối này so với cùng kỳ 2009 tăng 3,66 tỷ USD, trong khi của doanh nghiệp trong nước chỉ tăng 2,85 tỷ USD. Nếu so với cùng kỳ 2008 thì nhập siêu vẫn ở mức chấp nhận được và mức nhập siêu hiện nay vẫn chưa đáng lo ngại (nhập siêu 4 tháng đầu năm 2008 đạt 11,6 tỷ USD, với tỷ lệ nhập siêu/xuất khẩu là 63,4%).

Ngoài ra, nhập khẩu hàng tiêu dùng trong 4 tháng đầu năm tăng 31,5%, được đánh giá là khá tích cực vì mức tăng này thấp hơn so với mức tăng trưởng bình quân nhập khẩu cả nước. 


Thiết bị 3G và điện thoại 3G sẽ bị điều tiết nhập khẩu.

Hiện, Bộ Công thương đang tăng các biện pháp kiểm soát nhập khẩu, kiềm chế nhập siêu. Đó là, phối hợp với các Bộ, ngành Xây dựng Quy chế xây dựng và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, nâng cao hiệu quả các chương trình xúc tiến thương mại; Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ tiêu thụ nông sản, thủy sản của một số ngành hàng có lượng hàng hoá lớn, hỗ trợ nông dân theo cam kết của Việt Nam với WTO về hỗ trợ nông nghiệp.

Bên cạnh đó, Bộ Công thương cũng hỗ trợ tối đa các doanh nghiệp xuất khẩu về tiếp cận vốn để sản xuất, xuất khẩu, cải cách thủ tục, rút ngắn thời gian thông quan, quyết toán thuế; Khuyến khích đầu tư chiều sâu tăng sản lượng hàng xuất khẩu, hạn chế đầu tư vào các lĩnh vực phi sản xuất; Đôn đốc các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đẩy mạnh sản xuất, đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án sản xuất hàng trong nước thay thế hàng nhập khẩu: các dự án lọc dầu (Lọc dầu số 2 và 3 của Nhà máy Dung Quất); các dự án phân bón (nhà máy DAP Hải Phòng, đạm Ninh Bình và Hà Bắc mở rộng); các dự án Giấy (nhà máy giấy Phương Nam, Nhà máy giấy ở Kon Tum, Tuyên Quang).

Hơn nữa, Bộ Công Thương đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị định về các chính sách ưu đãi phát triển công nghiệp hỗ trợ để sớm trình Thủ tướng Chính phủ ban hành.

 

Để kiểm soát nhập khẩu, Bộ Công thương cho biết sẽ tăng cường kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu đối với các mặt hàng thuộc nhóm 2 theo quy định của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hoá và các mặt hàng thuộc danh mục bắt buộc kiểm tra nhà nước; Ban hành quy chuẩn kỹ thuật đối với xăng dầu, một số thiết bị điện, điện tử, mũ bảo hiểm xe máy, đồ chơi... Bộ Tài chính tăng cường kiểm soát giá tính thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng không thiết yếu trong phạm vi cam kết WTO.

Tiếp đó, Bộ Công Thương xây dựng danh mục các máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước sản xuất được phục vụ thay thế hàng nhập khẩu. Bộ Bưu chính Viễn thông rà soát lại nhu cầu nhập khẩu thiết bị 3G và điện thoại 3G để có các biện pháp phù hợp điều tiết việc nhập khẩu thiết bị và điện thoại này, tránh không làm tăng đột biến, quá mức cần thiết việc nhập khẩu. Bộ Công Thương điều tiết tiến độ nhập khẩu xăng dầu, đề nghị các doanh nghiệp đầu mối ưu tiên sử dụng sản phẩm của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất và dự trữ lưu thông theo quy định. Ngoài ra, Bộ Công Thương đang phối hợp với các Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Y tế xác định danh mục các mặt hàng thực phẩm không cần thiết, nhập khẩu theo đường thương mại, đường biên mậu và cư dân biên giới, cần kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ người tiêu dùng trong nước.

Hiện Bộ Công thương đang đề nghị, các Bộ, ngành sớm ban hành quy chuẩn kỹ thuật đối với một số sản phẩm thép trong nước đã sản xuất được, các mặt hàng thuộc danh mục nhóm 2 theo Luật chất lượng sản phẩm, hàng hoá. Các Bộ, ngành tổ chức kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch động, thực vật đối với một số mặt hàng nhập khẩu; Kiểm tra chất lượng hàng hóa tại nước xuất khẩu: Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Y tế áp dụng thí điểm việc kiểm tra xuất xứ, chất lượng hàng hóa trước khi hàng hóa được xếp lên tầu tại nước xuất khẩu hoặc kiểm tra quy trình sản xuất tại nước ngoài.

Bộ Công thương cho biết sẽ tiếp tục yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty nhà nước (Dầu khí, Xăng dầu, Phân bón, Hóa chất, Thép) tiên phong trong việc thực hiện nhập khẩu đảm bảo sản xuất, không nhập quá nhu cầu và không đầu cơ, tích trữ hàng hóa…

(Theo Hanoimoi Online)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Tăng độ bao phủ hàng Việt ở Campuchia
  • Phấn đấu năm 2010 xuất khẩu nghêu, sò huyết đạt 70 tỉ đồng
  • Việt Nam cải thiện 18 bậc chỉ số thúc đẩy thương mại
  • Nỗi lo từ thực phẩm đông lạnh
  • Giá cả tháng 6 được dự báo tiếp tục ổn định
  • Địa điểm kiểm tra tập trung đối với hàng hóa XNK : Vẫn khó !
  • Sắp cắt giảm hàng loạt dòng thuế
  • Hám lời, thiếu thông tin và tự phát
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo