Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thái Lan với chiến lược chiếm lĩnh thị trường gạo thế giới

Thái Lan nước truyền thống sản xuất gạo do thời tiết khí hậu thuận lợi phát triển loại ngũ cốc này. Tuy nhiên nhiều nước khác trong khu vực cũng được trời đất ban cho thời tiết khí hậu tương tự, nhưng không làm được, còn Thái Lan do có chiến lược đúng đắn với diện tích chỉ 513.100 Km2 đã trở thành nước chiếm lĩnh ngôi độc tôn trên thị trường gạo thế giới.

 

Gạo Thái Lan ở Trung Quốc

Điều kiện khí hậu thiên nhiên của Thái Lan được trời ban tặng giống như nhiều nước trồng lúa nước trong khu vực. Xét về truyền thống canh tác, Thái cũng mang màu sắc thuần nông giống như các nước khác, nhưng vì sao Thái Lan diện tích đất nước chỉ 513.100 Km2 lại bứt lên và nhanh chóng trở thành nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới?

Năm 2011 mặc dù bị thiên tai lũ lụt lớn nhất trong lịch sử, xuất khẩu gạo của Thái Lan vẫn đạt 10,6 triệu tấn, thu nhập 200 tỉ Bạt. Từ tháng 1 tới tháng 4/2012, cho dù nhiều nước khác bắt đầu xuất khẩu gạo như Ấn Độ, nhưng lượng xuất khẩu gạo của Thái vẫn đạt 2,7 triệu tấn, đứng số 1 thế giới.

Trước thập kỷ 60 Thế kỉ 20, Thái Lan vẫn là nước nông nghiệp lạc hậu, sản xuất lúa gạo vẫn bình thường như nhiều nước khác, xuất khẩu gạo vẫn ở mức trung bình, nhưng từ đầu Thập kỷ 70 và nhất là thời gian khi bước vào Thập kỷ 80 Thế kỷ 20 tới nay, Thái Lan bứt lên và trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới với số lượng hàng năm trên 10 triệu tấn.

Thành công này của Thái Lan trước tiên phải kể tới vai trò của nhà nước do đã định hướng chiến lược phát triển kinh tế quốc dân đúng đắn, biết khai thác và khơi dậy tiềm năng về thế mạnh của đất nước. Nhận thức rõ thế mạnh của mình, Nhà nước Thái Lan xác định lấy ưu tiên phát triển nông nghiệp làm chiến lược cơ bản cho phát triển toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Năm 1982, Chính phủ Thái Lan định ra “Chiến lược phát triển kinh tế quốc dân lấy hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp làm mục tiêu”. Tiếp đó, năm 1995, Nhà nước lại ban hành “Quy hoạch tăng cường phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và ứng dụng kỹ thuật mới vào nông nghiệp”. Năm 2000, Nhà nước lại ban hành “Chiến lược nâng đỡ sản xuất nông nghiệp lấy năng suất cao, tăng phụ gia sản phẩm nông nghiệp, tăng sức cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp làm mục tiêu phấn đấu”.

Đây là những văn bản mang tính pháp quy tạo hành lang pháp lý cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Căn cứ vào quy định của nhà nước, các bộ, ban ngành đều thành lập các “Ban thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và sản xuất lúa gạo” để hỗ trợ Chính phủ thực hiện các chính sách về ưu đãi, nâng đỡ sản xuất nông nghiệp, nhất là sản xuất lúa gạo. Những biện pháp như chính sách trợ cấp giá, đầu tư và cho vay, nhất là giải quyết tốt khâu vốn và kỹ thuật nhằm phát huy tối đa tính tích cực sản xuất lúa gạo của nông dân. Bộ thương mại Thái Lan đặc biệt định ra “Chiến lược sản xuất và xuất khẩu gạo”, như làm thế nào hạ thấp giá thành, điều chỉnh mạng lưới cung cấp trong nước, phát triển mạnh mẽ kỹ thuật gia công chế biển gạo tiên tiến và hiện đại nhất.

Cùng với văn bản pháp quy, Chính phủ Thái Lan đã đưa những chính sách hỗ trợ vào cuộc sống thực tế của sản xuất lúa gạo, trong đó hết sức chú trọng xây dựng cơ sở thiết bị hạ tầng cho sản xuất nông nghiệp, như từ Thập kỷ 60 tới nay, nhà nước đã đầu tư hàng trăm tỉ Bạt vào công cuộc này, nhất là thủy lợi và giao thông nông thôn. Hiện nay những cơ sở hạ tầng của nông thôn Thái Lan vào loại bậc nhất ở Đông Nam Á.

Áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp và sản xuất lúa gạo được Nhà nước và chính quyền các cấp đặc biệt coi trọng. Trong khâu chọn giống, Thái Lan đặc biệt coi trọng loại giống tốt và được thị trường ưa thích như gạo tám thơm. Loại lúa này được nhà nước đặc biệt coi trọng như “quả đấm mạnh”, nên đã tập trung xây dựng thành một dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh từ khâu chọn giống tới kỹ thuật canh tác, thu hoạch, chế biến và tiêu thụ trên thị trường thế giới. Chính vì vậy mà giá gạo của Thái Lan luôn cao hơn các nước khác, nhưng vẫn được khách hàng các nước ưa chuộng.

Cuối cùng là khâu tuyên truyền, quảng cáo. Trong chiến lược tuyên truyền hàng xuất khẩu thì “Gạo Thái” được đặt lên vị trí hàng đầu và Thái Lan đổ nhiều công sức, kể cả tài chính vào công tác quảng cáo. Tất cả các cơ hội, như Festival, Hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước đều được Thái Lan tận dụng tối đa. “Festival gạo Thái lần thứ ba” tổ chức ba ngày từ 25/5 tới 27/5/2012 vừa qua, Thái Lan đã trưng bày hơn 100 loại giống lúa tốt cùng các kỹ thuật sản xuất và chế biến gạo hiện đại vào bậc nhất thế giới hiện nay. Ngoài ra, Thái Lan còn hợp tác với các nước, nhất là các nước ASEAN lập ra các tổ chức như Hiệp hội lúa gạo, Hợp tác đối tác trao đổi lúa gạo, Hiệp hội tiêu thụ gạo... nhằm tăng cường hợp tác trao đổi kinh nghiệm với các nước. Chính vì vậy, “Gạo Thái” trở thành thương hiệu nổi danh khắp thế giới.

Mặc dù, nguồn cung cấp gạo trên thị trường thế giới hiện nay dồi dào hơn trước, như Ấn Độ, Indonexia, Việt Nam đều tăng cường xuất khẩu. Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO) ngày 13/6/2012 cho biết, tình hình cung cấp gạo năm nay dồi dào hơn do sản lượng ngũ cốc toàn cầu sẽ đạt mức kỷ lục 2,42 tỷ tấn, trong khi lượng tiêu thụ chỉ đạt khoảng 2,38 tỷ tấn. Hiện các kho gạo của Ấn Độ và Thái Lan tới 30 triệu tấn, đủ đáp ứng giao dịch toàn cầu năm nay.

Chủ tịch Hiệp hội các nhà xay xát gạo Ấn Độ, Tarsem Saini cho biết, sản lượng gạo trong năm 2012 từ mức 90,8 triệu tấn năm trước có thể tăng thêm 10%. Dự báo, Ấn Độ có thể xuất khẩu 7 triệu tấn gạo trong năm tới. Nguồn cung cấp tăng lên làm cho giá gạo hạ xuống, ngày 2/7 gía gạo thô giao tháng 9 trên sàn Chicago Board of Trade (Mỹ) giảm 0,3%, còn 14,89 USD/100 pound.

Nhưng giá gạo của Thái vẫn cao, thậm chí Thái Lan còn tăng giá gạo trên thị trường thế giới. Giá gạo của Thái hiện khá cao tới 600 USD/tấn, nhưng Chính phủ Thái vừa quyết định sẽ tăng giá gạo thêm 25%, tức khoảng từ 700-800 USD/tấn thời gian tới. Dư luận cho rằng thời kỳ khủng hoảng gạo thế giới năm 2008, giá gạo tới 1.000 USD/tấn đã qua rồi, Hiện nay nguồn cung cấp dồi dào, nên với giá gạo 800 USD/tấn của Thái sẽ gặp khó khăn. Tuy nhiên Chính phủ Thái Lan dự đoán với chất lượng vượt trội so với các nước khác, thì khách hàng vẫn sẵn sàng nhập gạo của Thái Lan. Bởi vì, khách hàng đã quen ăn “gạo Thái” và thị trường gạo thế giới hiện nay là của Thái Lan.

Kiều Tỉnh // Tầm Nhìn

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Vì sao thị trường bán lẻ Việt Nam liên tục “rớt hạng”
  • Bảo hộ mậu dịch gia tăng: Vấn nạn kinh tế mới
  • Việt Nam “mất hút” trên bảng xếp hạng thị trường bán lẻ hấp dẫn
  • Bộ Y tế đang quản lý giá thuốc thế nào?
  • Đâu là hiệu quả thực sự của chương trình bình ổn giá?
  • Chống bán phá giá: 10 năm thách thức của Việt Nam
  • Vì đâu thế giới ngày càng "kết" cà phê robusta?
  • Tại sao điện nhập từ Trung Quốc có giá cao hơn mua trong nước?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo