Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường mới nổi với tiềm lực thương mại khổng lồ

Báo cáo nghiên cứu mới nhất mà cách đây vài ngày ông Nizam Idris, chiến lược gia tại Singapore của ngân hàng UBS AG công bố cho biết, trong thời kỳ tính thanh khoản dần bị thắt chặt, trong khi nhu cầu thương mại từ các nền kinh tế phát triển vẫn yếu ớt, thì tỷ trọng thương mại giữa các nền kinh tế mới nổi có thể sẽ chiếm ngày càng lớn hơn so tổng khối lượng thương mại của các nước đang phát triển, đặc biệt là châu Á.

Ông Idris cho biết, các hoạt động thương mại giữa các nền kinh tế mới nổi hiện nay đã bắt đầu khôi phục, nhưng sự phục hồi này vẫn còn khá chậm chạp. Sự trao đổi thương mại hai chiều giữa các nền kinh tế mới nổi tại châu Á và châu Mỹ có dấu hiệu phục hồi khá mạnh mẽ, mặc dù tỷ lệ tăng trưởng so với cùng kỳ vẫn nằm trong khoảng giá trị âm.

Theo ông này, trong thời kỳ hậu kích thích kinh tế, tăng trưởng lâu dài về nhu cầu của thế giới sẽ đến từ sự phục hồi của thu nhập và đầu tư, nhưng sự phục hồi của hay yếu tố này lại không có mấy khả năng sẽ xảy ra tại các nước phát triển với quy mô lớn. Nhưng trong khi đó, khối lượng thương mại giữa các nền kinh tế mới nổi đã dần quay trở lại với mức tăng trưởng ổn định hơn, mặc dù đã chịu một vài ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế.

Nghiên cứu của UBS cho thấy, mấy năm trở lại đây, đội ngũ tầng lớp giai cấp trung lưu của các nền kinh tế mới nổi không ngừng gia tăng, từ đó đã mang lại một sự tăng trưởng mạnh mẽ về nhu cầu nội địa. Mặc dù thu nhập bình quân đầu người vẫn thấp hơn so với thu nhập của các nền kinh tế phát triển, nhưng mức tăng trưởng về nhu cầu của các nước đang phát triển đang ngày càng mở rộng. Đối với đại đa số các nền kinh tế mới nổi, khối lượng thương mại giữa các quốc gia này chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng khối lượng thương mại toàn cầu. Chiều hướng phát triển này đang ngày càng thể hiện rõ nét nhất giữa các nền kinh tế châu Á.

Ông Idris còn dự đoán, trong thời đại hậu kích thích kinh tế, nhu cầu sẽ tăng trưởng mạnh mẽ hơn tại các nước đang phát triển hơn là so với các nước phát triển, do thương mại giữa các nước có nền kinh tế mới nổi có thể sẽ trở thành đầu tầu lôi kéo cho tăng trưởng thương mại toàn cầu.

(Trang tin VN&QT)

 

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Lòng tin người tiêu dùng toàn cầu đã phục hồi
  • Xuất khẩu tăng trưởng âm
  • Kim ngạch xuất khẩu hải sản đạt thấp: Vì sao?
  • Kinh doanh hàng ngoại nhập: Vừa bán hàng vừa ngóng giá USD
  • Xuất khẩu: Hy vọng bứt phá năm 2010
  • Kiểm soát chặt nhập khẩu để nhập siêu chỉ 20%
  • Châu Á có thể phải nhập khẩu 25% nhu cầu lương thực vào năm 2050
  • DNVN thay đổi để đương đầu với đối thủ ngoại trên sân nhà
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo