Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thời bĩ cực của xe nhập khẩu

Phòng trưng bày ô tô của Công ty cổ phần ô tô Tín Phát tại đường Trần Duy Hưng, Hà Nội, hiện đang chật cứng xe nhập ngoại

Hàng loạt chính sách “thắt chặt, hạn chế” khiến ô tô nhập khẩu khó khăn mọi bề. Lượng xe trót nhập còn tồn lớn, có vẻ như chẳng còn mấy doanh nghiệp đủ lực, đủ… liều để nhập khẩu ô tô trong giai đoạn này.

Theo số liệu thống kê mới nhất của cơ quan hải quan, trong 20 ngày đầu tháng 4, chỉ có khoảng 679 chiếc xe du lịch loại dưới 9 chỗ ngồi được nhập khẩu vào Việt Nam, thấp hơn rất nhiều so với tháng trước đó (tháng 3 có khoảng hơn 3.649 xe du lịch dưới 9 chỗ ngồi nhập khẩu về Việt Nam). Tính chung từ đầu năm đến nay lượng ô tô nguyên chiếc dưới 9 chỗ ngồi nhập khẩu vào Việt Nam là 7.032 xe (trong tổng lượng xe nguyên chiếc các loại nhập khẩu về Việt Nam là 10.956 chiếc) tương đương với mức trung bình 1 tháng của quý IV/2009.

Doanh nghiệp sợ…

Có thể nói, hàng loạt chính sách hạn chế nhập khẩu đối với mặt hàng được xem là xa xỉ này nhằm kiềm chế nhập siêu đã có tác động mạnh tới hoạt động nhập khẩu ô tô du lịch. Số lượng xe nhập khẩu đã đạt mức giảm kỷ lục trong vòng 3 năm qua.

Một quan chức của Tổng cục Hải quan phân tích, chỉ riêng việc cơ quan hải quan điều chỉnh mức giá tính thuế, với mức tăng trung bình từ 2 - 20% đối với hàng loạt loại xe ô tô nhập khẩu đã tạo một mặt bằng giá mới cao hơn, hành vi gian lận qua thuế đối với mặt hàng này giảm đi trông thấy. Lợi ích thu được không chỉ là hàng tỷ đồng tiền thuế đem về cho nhà nước mà mục tiêu giảm nhập khẩu ô tô cũng đạt được hơn cả mong muốn. Không chỉ bị điều chỉnh tăng giá tính thuế, vì được xếp vào nhóm các mặt hàng hạn chế nhập khẩu nên ô tô còn còn chịu sự kiểm soát rất ngặt nghèo. Theo đó, các loại xe phải đóng thuế ngay tại cảng trước khi mang về, (trước đây là mang hàng về trước, đóng thuế sau). Ngoài ra, xe nhập khẩu cũng không được lưu tại kho bãi và phí bốc dỡ cũng tăng thêm 125 USD cho mỗi container.

Ngoài ra, việc các ngân hàng không khuyến khích cho vay để mua ô tô đã khiến rất nhiều doanh nghiệp nhập khẩu gặp khó khăn trong nguồn vốn. Hầu hết các doanh nghiệp được hỏi đến đều “than”, vay được tiền nhập ô tô trong giai đoạn này vô cùng khó.

Các doanh nghiệp kinh doanh ô tô không dám nhập hàng còn vì một lý do khác: lượng hàng tồn kho hiện rất lớn. Đón đầu thị trường với tâm lý “chạy” thuế, lệ phí khi hết thời hạn được ưu đãi của năm 2009, 3 tháng cuối năm 2009, trung bình mỗi tháng các doanh nghiệp nhập khẩu 11.000 xe. Số xe nhập khẩu này hiện còn đang tồn khá nhiều.

… dù sức mua vẫn tốt

Lượng xe nhập khẩu sụt giảm mạnh, song thị trường tiêu thụ ô tô được đánh giá là vẫn khá tốt. Trái với những lời “phàn nàn” của một số doanh nghiệp nhập khẩu ô tô trên phương tiện truyền thông cho rằng, lượng xe tiêu thụ đang rất khó khăn, khảo sát thực tế cho thấy, mức độ tiêu thụ ô tô trên thị trường vẫn đang được đánh giá là khá tốt. Hệ thống đại lý của một doanh nghiệp chuyên tiêu thụ xe Hàn Quốc cho biết, trong tháng 4, mỗi đại lý của doanh nghiệp bán được từ 60 - 80 xe. Tại các phòng trưng bày ô tô lớn trên đường Nguyễn Văn Cừ, khách hàng tìm đến vẫn khá đông, đặc biệt hút hàng là các dòng xe của Hyundai, Kia… Khó bán nhất có lẽ là các loại xe mang thương hiệu Toyota nhập khẩu, do tâm lý sợ “lỗi’ kỹ thuật của khách hàng.

Một bằng chứng khác về sức mua là trong khi lượng xe nguyên chiếc nhập khẩu giảm mạnh thì lượng linh kiện, phụ tùng ô tô nhập khẩu trong tháng 4 lại tăng mạnh. Số liệu thống kê của cơ quan hải quan cho biết, trong tháng 4 trị giá linh kiện, phụ tùng ô tô nhập khẩu đạt 300 triệu USD, tăng 100% so với tháng trước.

Còn theo số liệu thống kê của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), trong tháng 4, sản lượng bán hàng của các thành viên VAMA đạt 9.551 xe, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.

Còn khó

Xe nhập khẩu sẽ còn tiếp tục gặp khó, ít nhất là thêm một quý nữa, trước khi có động thái tích cực nào từ chính sách quản lý của nhà nước. Trong giai đoạn hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp nhập khẩu ô tô đang gặp khó khăn về bài toán vốn, trả lãi vay ngân hàng, do đã vay một lượng tiền lớn để nhập khẩu xe về từ năm trước mà chưa tiêu thụ được hết. Giám đốc một doanh nghiệp nhập khẩu ô tô lớn tại TP HCM than vãn, doanh nghiệp ông đang hết sức đau đầu nghĩ cách giải phóng hàng, thu hồi công nợ để trả ngân hàng. Bởi mỗi tháng số lãi phải trả lên tới 2,7 tỷ đồng.

Khó khăn được nhận định là sẽ không dừng ở đó khi Bộ Tài chính đã phát đi thông điệp sẽ điều chỉnh phí trước bạ đối với xe ô tô du lịch lên mức kịch trần đối với các thành phố lớn. Điều này đồng nghĩa với việc giá bán xe sẽ tăng lên và thị trường sẽ càng khó khăn. Cùng với đó là lo ngại về chủ trương thu phí đường bộ qua xăng dầu của Bộ Giao thông Vận tải sẽ được áp dụng.

Giới kinh doanh đều có chung nhận định, trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt này của thị trường, sẽ có khoảng 30 - 50% doanh nghiệp kinh doanh phải chấp nhận bị đào thải; đặc biệt là các nhà nhập khẩu phân phối chính hãng, bởi họ còn phải chịu sức ép về số lượng tiêu thụ do nhà sản xuất nước ngoài áp đặt.

BMW5Series thế hệ 6 và Audi Q5 sớm trình làng

Theo dự kiến, ngày 19/5, Euro Auto sẽ chính thức trình làng mẫu sedan sang trọng BMW 5 Series thế hệ thứ 6 tại thị trường phía Bắc. Tuy nhà phân phối chính thức BMW chưa tiết lộ thông tin chi tiết về “gương mặt” 5 Series tại Việt Nam, song tại thị trường châu Âu, BMW 5 Series có tới 7 phiên bản với 4 phiên bản động cơ xăng và 3 phiên bản động cơ diesel.

Theo giới sành xe, BMW 5 Series mới có thiết kế ngoại thất “khỏe” hơn và kích thước lớn hơn phiên bản trước. BMW 5 Series có platform tương tự với 5-Series GT và 7 Series 2010. Ở 5 Series mới, BMW lần đầu tiên áp dụng vô-lăng điều khiển điện và hệ thống trợ lực điện tử thông minh Servotronic. Ngoài ra, BMW 5 Series mới cũng được trang bị hệ thống kiểm soát lái chủ động DDC, hệ thống lái tương thích theo đó tài xế có thể lựa chọn các chế độ lái thích hợp như Normal, Comfort, Sport và Sport +.

Muộn hơn một chút, dự kiến ngày 27/5, nhà phân phối Liên Á Quốc tế sẽ tung ra mẫu xe đa dụng SUV Audi Q5. Q5 phiên bản mới đang là mẫu SUV bán chạy nhất của Audi với doanh số tính đến hết năm 2009 đạt khoảng 110.000 chiếc. Tại châu Âu, Audi Q5 có 6 phiên bản động cơ, gồm: động cơ 2.0 TFSI, quattro công suất 180 và 211 mã lực; động cơ 3.2 FSI quattro công suất 270 mã lực; động cơ 2.0 TDI quattro công suất 143 và 170 mã lực; động cơ 3.0 TDI quattro 240 mã lực.

(Theo Nguyễn Hà // Báo Doanh nhân)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Thị trường nước giải khát: Miếng bánh vẫn còn lớn
  • Chỉ được nhập khẩu 3 loại muối
  • Xuất khẩu trực tuyến – Cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
  • Tăng cường kiểm soát nhập khẩu, kiềm chế nhập siêu
  • Khoảng 2.200 dòng thuế được áp dụng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt
  • Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan: Quốc tế hóa các tiêu chuẩn
  • Thị trường thương mại điện tử Việt Nam sẽ đi về đâu?
  • Trái cây Việt vào EU, Mỹ: Rào cản ở đâu?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo