Hàng loạt mặt hàng trong nước hoàn toàn sản xuất được nhưng lại đang nhập khẩu ồ ạt vào VN. Làm cách nào ngăn chặn tình trạng trên? Trao đổi với Tuổi Trẻ, luật sư Trần Hữu Huỳnh, trưởng ban pháp chế Phòng Thương mại và công nghiệp VN, cho biết: - Chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng các biện pháp bảo vệ thương mại nội địa trên nguyên tắc không tách rời tự do hóa thương mại, đảm bảo các cam kết WTO. Cụ thể, cơ quan chức năng có thể sử dụng các biện pháp kiểm dịch động thực vật, phòng vệ thương mại, thậm chí cả hàng rào thuế quan trong trường hợp đặc biệt... để bảo vệ ngành sản xuất nội địa trước hành vi cạnh tranh không lành mạnh từ hàng nhập khẩu. Theo tôi, biện pháp phòng vệ thương mại mà các doanh nghiệp trong nước có thể sử dụng hiệu quả nhất hiện nay là chống trợ cấp, chống bán phá giá và tự vệ. Đây là nhóm công cụ duy nhất nằm trong tay doanh nghiệp, doanh nghiệp có quyền khiếu kiện, tự bảo vệ mình khi cần thiết. * Thế nhưng đang có rất nhiều mặt hàng nông sản, chẳng hạn như tỏi, cà rốt, khoai tây... được nhập ồ ạt vào VN. Ngoài sức ép cạnh tranh, dường như các doanh nghiệp trong nước cũng chưa có giải pháp nào ngăn chặn? - Để ngăn chặn “cơn lốc” nhập nông sản ngoại, trước mắt có thể sử dụng hữu hiệu hai biện pháp xây dựng hàng rào kỹ thuật và dùng các công cụ kiểm dịch động thực vật. Muốn vậy phải nắm chắc số lượng nhập về bao nhiêu, từ đó phân tích giá cả, số lượng về trong một thời điểm nhất định, tiếp đến là đánh giá được tác động của nó lên mặt hàng cùng loại được sản xuất trong nước. Khi đó mới đưa ra các hàng rào kỹ thuật. Chẳng hạn yêu cầu phải có các quy định rõ ràng về ghi nhãn, quy định xuất xứ... Hay nông sản được sản xuất trên công nghệ biến đổi gen phải ghi rõ trên bao bì là hàng biến đổi gen. Ghi như vậy để người tiêu dùng nắm thông tin và lựa chọn mua hay không mua. "Mấu chốt của câu chuyện hàng rào kỹ thuật nằm ở việc nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng hàng nội. Bởi rất khó để bảo vệ doanh nghiệp, nền sản xuất trong nước khi khả năng cạnh tranh của sản phẩm chưa thể đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng" Ông TRẦN HỮU HUỲNH Tôi cho rằng vì lợi ích của cả cộng đồng Nhà nước phải làm, phải bỏ chi phí ra thực hiện ngay. Còn các cơ quan kiểm dịch thực vật nhập khẩu phải kiểm soát chất lượng hàng ngay từ biên giới, cảng... * Giá nông sản ngoại nhập về VN còn ở mức siêu rẻ, có loại chỉ 3.000-4.000 đồng/kg. Liệu có thể áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại không, thưa ông? - Với giá chỉ 3.000-4.000 đồng/kg tỏi, cà rốt... khi về đến cảng VN, rõ ràng áp lực cạnh tranh với hàng nông sản trong nước là cực lớn. Chúng ta có thể đặt câu hỏi vì sao nông sản của họ giá rẻ đến mức không ngờ như vậy, và hoàn toàn có thể điều tra xem nhà xuất khẩu có được chính phủ trợ cấp qua các công cụ tài chính gì không. Với thực trạng hiện nay, theo tôi, có thể áp dụng cả ba hình thức phòng vệ thương mại nói trên, là chống trợ cấp, chống bán phá giá và tự vệ khi cần thiết. Chẳng hạn tỏi nhập vào ồ ạt, giá quá rẻ khiến tỏi trong nước không cạnh tranh nổi, bị mất thị phần thì cần áp dụng tổng thể các biện pháp phòng vệ thương mại. Riêng về chống bán phá giá, phải điều tra cụ thể để nắm được giá thông thường tại nước xuất khẩu, vùng sản xuất..., để từ đó xem xét có hiện tượng bán phá giá hay không. Tuy nhiên, các nhà sản xuất trong nước cần chủ động thu thập thông tin, chứng cứ về mặt hàng cùng loại nhập vào bao nhiêu, giá xuất khẩu ra sao, giá bán thông thường tại vùng sản xuất là bao nhiêu... để gửi lên cơ quan quản lý cạnh tranh, yêu cầu cơ quan này vào cuộc điều tra. Dù khó nhưng Nhà nước cần phải vào cuộc để nhanh chóng đưa ra biện pháp hỗ trợ hàng trong nước và bảo vệ người tiêu dùng. * Nhưng thực tế là các doanh nghiệp lẫn hiệp hội ngành hàng rất khó tiếp cận các nguồn thông tin như ông vừa nêu để có thể chứng minh mình đang bị thiệt hại như thế nào. Phải chăng cái khó nhất đang được đẩy về phía doanh nghiệp để họ “tự bơi”? - Nhà sản xuất cần phải làm điều này vì chính quyền lợi của họ. Nhưng tôi thừa nhận các thông tin để làm cơ sở khởi kiện phần lớn đều nằm trong sự quản lý của các cơ quan nhà nước. Rất khó để doanh nghiệp có được thông tin về giá, lượng sản phẩm nhập khẩu từ cơ quan hải quan. Hoặc thông tin về lượng sản xuất, mức tiêu thụ, số tồn kho, tỉ lệ lao động bị mất việc khi muốn chứng minh sự thiệt hại của một ngành sản xuất nào đó đều do cơ quan quản lý ngành hay cơ quan thống kê nắm giữ, doanh nghiệp muốn biết cũng không biết làm cách nào. Muốn tháo được nút thắt trên, tôi đã kiến nghị nhiều lần là cần khởi động lại dự luật cung cấp thông tin, thiết lập cơ chế hỗ trợ thông tin cần thiết cho doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp cần phải khiếu kiện ở những tình huống cần đến công cụ phòng vệ thương mại. Cần thiết lập một cơ chế quản lý và cung cấp thông tin, trong đó quy định những thông tin nào có thể tiếp cận, cơ quan - bộ ngành nào có trách nhiệm cung cấp thông tin cho doanh nghiệp. Nếu cần, cơ chế quản lý cũng quy định trách nhiệm của các bên liên quan đến thông tin được tiếp cận nhằm tránh trường hợp sử dụng sai mục đích. BẠCH HOÀN - TRẦN VŨ NGHI thực hiện//Tuổi TrẻNấm nhập khẩu từ Trung Quốc được bán tại nhiều nơi (ảnh chụp tại chợ Xóm Chiếu, Q.4, TP.HCM) - Ảnh: H.T.VÂN Ông Trần Hữu Huỳnh - Ảnh: T.V.N.
Các biện pháp kiểm dịch thực vật cũng là giải pháp hữu hiệu vì không chỉ là kiểm tra dịch bệnh như đang tiến hành hiện nay, mà còn phải kiểm tra dư lượng kháng sinh, hóa chất bảo quản, chất kích thích. Phải làm thật chặt bởi là đồ ăn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com