Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vẫn có những “rào cản” cho doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài

Không nên quá lo lắng về việc doanh nghiệp nước ngoài sẽ ồ ạt đổ bộ vào thị trường bán lẻ Việt Nam sau thời điểm 1/1/2009.

Đó là ý kiến của ông Hoàng Thọ Xuân, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) tại buổi họp báo về việc tiếp tục mở cửa thị trường dịch vụ phân phối từ 1/1/2009, vừa diễn ra tại Hà Nội.

Ông Xuân cho rằng, chính những nhà phân phối trong nước mới là những người hiểu về tâm lý tiêu dùng Việt Nam nhất. Trong khi đó, để tiếp cận với một thị trường mới, các nhà phân phối nước ngoài sẽ mất một thời gian đáng kể để tìm hiểu về những điều này.

Bên cạnh đó, “doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng nên hiểu không phải từ 1/1/2009, Việt Nam hoàn toàn mở cửa thị trường bán lẻ mà thực tế việc mở cửa thị trường dịch vụ phân phối nước ta đã thực hiện ngay sau khi trở thành thành viên chính thức của WTO”, ông Nguyễn Cẩm Tú, Thứ trưởng Bộ Công Thương nhấn mạnh.

Theo đó, từ tháng 11/2007, các doanh nghiệp nước ngoài được đầu tư vào hoạt động này theo hình thức liên doanh. Trong đó, nhà đầu tư nước ngoài chiếm không quá 49% vốn điều lệ.

Tiếp đến từ 1/1/2008 đã không hạn chế tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài, nhưng phải lập công ty dưới hình thức góp vốn liên doanh.

Riêng từ 1/1/2009, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được hoạt động trong lĩnh vực phân phối dưới hình thức 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài.

“Nhưng quyền phân phối của nhà đầu tư nước ngoài chỉ gắn liền với quyền được lập cơ sở bán lẻ thứ nhất. Khi muốn lập cơ sở bán lẻ thứ hai, cơ quan quản lý nhà nước sẽ phải xem xét trên cơ sở kiểm tra nhu cầu kinh tế - như số lượng các nhà cung cấp dịch vụ đang hiện diện trong một khu vực địa lý, sự ổn định của thị trường và quy mô địa lý - thì mới quyết định có cấp phép hay không”, ông Xuân cho biết thêm.

Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài cũng không được quyền phân phối các mặt hàng như: lúa, gạo, đường, thuốc lá và xì gà, dầu thô và dầu đã qua chế biến, dược phẩm, thuốc nổ, sách - báo - tạp chí, kim loại quý và đá quý, vật phẩm đã ghi hình trên mọi chất liệu (đĩa, băng, các phương tiện lưu trữ thông tin…).

Đối với các loại máy kéo, phương tiện cơ giới, xe hơi và xe máy, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ được phân phối từ 1/1/2009. Nhưng rượu, xi măng và clinke, phân bón, sắt thép, giấy, lốp xe, thiết bị nghe nhìn thì phải tới 1/1/2010, các doanh nghiệp này mới chính thức được cung ứng cho thị trường.

Tuy vậy, “cũng không nên cho rằng việc mở cửa thị trường không tác động và ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hiện nay. Từ đó có tư tưởng chủ quan, thiếu sự chuẩn bị cho lộ trình mở cửa, hội nhập với khu vực và thế giới cũng là điều rất nguy hiểm”, ông Tú nhìn nhận.

( theo vneconomy )

Bài thuộc chuyên đề: 01/01/2009 Mở cửa thị trường bán lẻ Việt Nam

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Đà Lạt: Thị trường hoa tết sẽ biến động?
  • Gợi ý từ Nhật Bản
  • Mở cửa thị trường bán lẻ : NTD hưởng lợi !
  • Thúc đẩy thương mại với khu vực Trung Đông và châu Phi
  • Tăng sức đề kháng cho thị trường hàng hóa năm 2009
  • Năm 2009, thị trường sẽ dần ổn định
  • Liệu có quá bi đát khi mở cửa thị trường bán lẻ?
  • Cần cạnh tranh trên cơ sở "biết người, biết ta"
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo