Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vì sao Trung Quốc không vui khi giá kim loại đồng sụt giảm?

Giá kim loại đồng đã sụt giảm 30% từ đầu tháng Tám, đánh dấu tháng thứ 14 liên tiếp giá đồng ở mức thấp. Dù là nước tiêu thụ nhiều đồng nhất thế giới, nhưng có lẽ Trung Quốc không vui mừng khi giá kim loại này liên tục giảm mạnh như vậy. Bởi các doanh nghiệp Trung Quốc đã dùng nó như một công cụ tài chính để vượt qua các biện pháp thắt chặt thị trường tín dụng. Ảnh hưởng của biến động giá này đến nền kinh tế Trung Quốc có thể là rất lớn, song Bắc Kinh không thể làm gì để chặn mối đe dọa này.

Sử dụng kim loại đồng theo cách khác người

Nhu cầu về đồng của Trung Quốc đã tăng trong 10 năm qua do hoạt động xây dựng trong nước, sản xuất công nghiệp và nhu cầu của các công ty chế biến, nhưng hơn thế đồng còn đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực tài chính. Ngày càng nhiều công ty Trung Quốc sử dụng đồng như một công cụ tài chính - dự trữ kim loại này và dùng như đồ ký quỹ - vì các biện pháp của chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát đã hạn chế khả năng các doanh nghiệp tiếp cận với tín dụng. Hoạt động tài chính này kết nối giá đồng với các yếu tố quan trọng khác trong nền kinh tế, trong đó có sự phình lên của bong bóng đầu cơ bất động sản.

Thực vậy, chính sách thắt chặt tiền tệ của Trung Quốc đã tạo khó khăn trong tiếp cận với tín dụng thông qua các kênh chính thức. Kết quả là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) của nước này đã ngày càng quay sang dùng đồng làm vật ký quỹ để được vay tiền, khoản vay sau đó được đầu tư vào các lĩnh vực khác của nền kinh tế.

Giá đồng sụt giảm có nghĩa là đồ ký quỹ không còn giá trị như trước nữa, từ đó giảm khả năng trả nợ của người đi vay. Nếu các công ty vỡ nợ, thì những nhân tố khác liên quan đến dây chuyền này cũng vỡ nợ theo - và việc xác định khoản vay này đã được đầu tư vào đâu gần như là rất khó.

Nghiêm trọng hơn, không chỉ có các SMEs, mà nhiều ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước (SOEs) cũng dễ bị tổn thương vì lý do trên. Một số lượng lớn SOEs cũng đã dùng đồng làm vật ký quỹ. Các doanh nghiệp này thường liên quan đến lĩnh vực bất động sản - dù chức năng ban đầu của họ không phải lúc nào cũng liên quan trực tiếp đến lĩnh vực này - và vì vậy, cũng có nguy cơ phải hứng chịu bong bóng bất động sản ngày càng lớn của nước này. Trong trường hợp cần thiết, Chính phủ sẽ tài trợ cho các SOEs có lợi cho mình về chính trị, nhưng như vậy sẽ còn ít nguồn lực dành cho khu vực tư nhân, trong khi đây mới là đòn bẩy cho tăng trưởng của Trung Quốc.

Khi Trung Quốc tính đến việc tăng lãi suất và thực thi các biện pháp khác để thắt chặt tín dụng, các doanh nghiệp tiếp tục dùng các biện pháp tinh vi hơn để có được các khoản vay. Thủ tục để dùng kim loại đồng làm công cụ tài chính như sau: SMEs và SOEs đăng ký một khoản vay lãi suất thấp để mua đồng trên thị trường quốc tế bằng USD, với thời hạn thanh toán nợ trong 3-9 tháng. Đồng được nhập khẩu và tích trữ trong kho ở Trung Quốc, và các kho này ghi cho người vay một bức thư tín dụng xác nhận lượng đồng trong kho đúng như điều kiện. Người đi vay mang thư tín dụng đến các ngân hàng Trung Quốc và có thể đổi quyền mua số kim loại trên lấy khoảng 80-85% giá trị của nó bằng Nhân dân tệ (NDT), số tiền mà họ có thể nhanh chóng đầu tư sang lĩnh vực khác.

Nhờ giá trị của NDT thấp hơn so với USD, người đi vay về lý thuyết được đảm bảo kiếm lời trong thời gian 3-9 tháng nói trên, đó là chưa kể tới số tiền họ kiếm được khi đầu tư số tiền NDT lấy từ ngân hàng. Cách này rất phổ biến. Trên thực tế, theo số liệu của Stratfor, gần như toàn bộ đồng nhập khẩu vào Trung Quốc trong ba tháng qua đều được dùng vào mục đích này.

Bắc Kinh đã ban hành nhiều quy định mới hồi cuối tháng Tám, yêu cầu các ngân hàng đặt một phần khoản cho vay gốc trong một tài khoản dự trữ, thay vì cho phép sử dụng nó để đầu tư NDT vào nền kinh tế. Nhưng vì việc sử dụng đồng làm vật ký quỹ đã quá phát triển như một cách để vượt qua các quy định về vay nợ, nên không có cơ chế nào hiện hành để kiểm tra xem bao nhiêu tiền trong số tiền vay tuân thủ quy định này, tức là cũng không thể tính được nguy cơ.

Theo Nhóm Nghiên cứu Đồng quốc tế (ICSG), nhu cầu về đồng của Trung Quốc đã tăng 100% từ năm 2005-2009. Cùng thời gian này, GDP chỉ tăng khoảng 1/3.

Gần như chắc chắn rằng một tỷ lệ đáng kể kim loại này đã được dùng làm công cụ tài chính, bởi việc sử dụng đồng trong công nghiệp không tăng nhiều như vậy. Theo Liên đoàn Hậu cần và sức mua của Trung Quốc (CFLP), các kho được đảm bảo tại Thị trường buôn bán kim loại London (LME) cũng cho thấy lượng đồng tồn kho của Trung Quốc tăng 17% trong quý I/2011, so với sự sụt giảm trong chỉ số sản xuất biểu thị sức mua tới 52,9% trong cùng thời gian. Việc các số liệu này chỉ bao gồm lượng hàng tồn kho ở LME một lần nữa cho thấy một tỷ lệ lớn đồng nhập khẩu đang được sử dụng để được cấp vốn.

Khả năng ứng cứu và cách đối phó của Bắc Kinh

Nhưng bất cứ động thái nào của Bắc Kinh nhằm ban hành các quy định mới để hạn chế hoạt động này đều đã quá muộn. Các công cụ đầu cơ như đồng và bất động sản đã được sử dụng trong hoạt động cho vay chính thức và không chính thức, khiến khó điều tiết chúng hơn, từ đó tăng tính dễ bị tổn thương của Trung Quốc trước tình trạng sụt giá và nguy cơ tài chính. Bắc Kinh hiểu họ cần giảm đầu cơ đồng, nhưng họ lo ngại điều này sẽ dẫn tới sự gia tăng đột biến trong các khoản nợ xấu tại các ngân hàng.

Sự sụt giảm giá đồng một mặt dường như cũng là một tin tốt, vì nhu cầu về đồng ở Trung Quốc đang tăng nhanh hơn sản xuất thực tế. Mặt khác, nếu giá trị đồng tồn kho ở Trung Quốc sụt giảm, tác động của nó đối với những người sử dụng đồng làm vật ký quỹ sẽ lan rộng. Sự sụp đổ như vậy sẽ dẫn tới kết lục tồi tệ hơn đối với Bắc Kinh và đặt ra những vấn đề tương tự mà Trung Quốc phải đối mặt khi quản lý bong bóng bất động sản.

Đặt ra các quy định mới cũng không phải là chuyện dễ bởi chúng phải đạt các mục đích đối lập mà Bắc Kinh đang theo đuổi, đó là giữ vững tăng trưởng kinh tế trong khi phải thắt chặt cho vay. Chính quyền không thể hy sinh tăng trưởng và việc làm, vì vậy ít khả năng sẽ áp dụng các biện pháp để ngăn chặn triệt để thực trạng sử dụng đồng làm công cụ tài chính nói trên./.
----------------------------------------------------------------------

  • Châu Giangdịch từStratfor
    Tác giả:  stratfor // Nguồn Tuần Việt Nam

 

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Hàng Việt Nam khó thâm nhập thị trường nước ngoài
  • Giá than sẽ giảm vào 2012 nhờ nguồn cung tăng
  • Đẩy mạnh xuất khẩu thông qua thương mại điện tử
  • “Dự đoán xuất khẩu thủy sản thấp hơn kế hoạch”
  • Những mặt hàng xuất khẩu triển vọng vào thị trường Trung Đông
  • Xuất khẩu gạo: Không nên quá lạc quan!
  • Xuất khẩu cà phê có điều kiện: Lợi bất cập hại?
  • Thực phẩm ngoại xâm lấn thị trường nội
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo