Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Việt Nam trong dòng chảy mậu dịch tự do

Dù chưa có nghiên cứu nào toàn diện mang tính định lượng về các tác động của các hiệp định mậu dịch tự do (FTA) lên nền kinh tế Việt Nam, nhưng nhận định sơ khởi có thể được hình thành song hành bởi hai thái cực: (i) lời hứa thịnh vượng mà tự do mậu dịch mang lại và (ii) tác động nhiều chiều của các nhóm khác nhau về lợi ích.

Nếu có một yếu tố nào khái quát được đặc điểm kinh tế đối ngoại của Việt Nam trong những năm qua, thì đó là xu thế tự do mậu dịch với sự tham gia ngày càng sâu rộng hơn – xét trên số lượng, lẫn cường độ – vào các FTA. Đa phương qua ASEAN có FTA nội khối giữa các nước ASEAN (AFTA), FTA giữa ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA) và FTA giữa ASEAN – Trung Quốc (ACFTA). Song phương với Nhật Bản qua hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA).

Những lời hứa thịnh vượng

 

Nếu có một yếu tố nào khái quát được đặc điểm kinh tế đối ngoại của Việt Nam trong những năm qua, thì đó là xu thế tự do mậu dịch với sự tham gia ngày càng sâu rộng hơn. Ảnh: Thủ tướng Nhật Bản Noda tiếp nguyên thủ các nước thuộc khu vục Mekong tại Tokyo ngày 21.4. Ảnh: Reuters

Theo các nhà kinh tế trường phái tự do, sự giảm thiểu các rào cản thuế quan và phi thuế quan đối với tất cả các hàng hoá thương mại đóng vai trò tiên yếu trong việc chuyên môn hoá sản xuất và thúc đẩy “bàn tay vô hình” của kinh tế thị trường. Các nhà sản xuất không phải lo mình thiếu tư liệu sản xuất hay sản phẩm ở các lĩnh vực khác, có thể chuyên tâm phát triển thế mạnh của mình. Người tiêu dùng được quyền lợi tiếp cận sản phẩm chất lượng cao, giá thành thấp để tiết kiệm chi tiêu và đa dạng hơn về sở thích.

Cho đến nay, AFTA, AKFTA và VJEPA được đánh giá mang đến nhiều tích cực. AFTA có tác động gián tiếp làm tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Nguyên nhân cơ bản là Việt Nam có thể nhập khẩu nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu rẻ từ các nước ASEAN. Hiệp định này cũng đã tạo điều kiện để nước ta khai thác những lợi ích mới trong quan hệ thương mại với nước lớn, đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ. Nói như một kinh tế gia, AFTA là một cái sân tập, tạo tiền đề để thi đấu thật sự khi tham gia WTO.

Với VJEPA, tỷ lệ tự do hoá mà Nhật Bản dành cho Việt Nam là 97% đối với hàng công nghiệp và 86% đối với sản phẩm nông nghiệp. Việt Nam có cơ hội thúc đẩy mạnh mẽ xuất khẩu thuỷ sản do Nhật Bản cam kết giảm thuế với khoảng 83,8% giá trị nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Các mặt hàng công nghiệp mà Việt Nam có ưu thế như dệt may, giày dép, hàng thủ công mỹ nghệ cũng sẽ được hưởng mức thuế ưu đãi 0%.

Nhiều người cho rằng AKFTA với Hàn Quốc là một trong những FTA hiệu quả nhất. Nếu Trung Quốc chỉ ưu đãi cho chúng ta chậm năm năm so với lộ trình chung trong quan hệ mậu dịch ACFTA, thì Hàn Quốc chấp nhận hoãn cho Việt Nam sáu năm trong lộ trình cắt giảm thuế (đến năm 2016). Bên cạnh đó, Hàn Quốc chấp nhận Việt Nam thực hiện danh mục ST (hàng nhạy cảm) chậm hơn năm năm, so với Trung Quốc là ba năm. Điều này giúp nền kinh tế Việt Nam thích nghi hơn với sức bền dai hơn sau thời gian “tập trận”. Ngoài ra, cơ cấu xuất nhập khẩu của hai bên Việt – Hàn có tính bổ sung lẫn nhau.

ACFTA với Trung Quốc được soi xét kỹ hơn, vì đặc tính bao biện nhiều thành phần của nền kinh tế nước này. Tuy vậy, đây vẫn là một thị trường mạnh để các mặt hàng Việt Nam chiếm ưu thế, mở rộng kim ngạch, thể hiện qua nhu cầu của thị trường Trung Quốc. Ngoài ra, hiệp định này sẽ là động lực mở rộng quan hệ Việt – Trung tại khu vực tiểu vùng sông Mekong hay giữa các tỉnh phía Bắc Việt Nam và Trung Quốc.

Ngụ ngôn cửa kính vỡ

Ngụ ngôn cửa kính vỡ kể về việc một đứa trẻ tinh nghịch ném đá làm vỡ kính của nhà hàng xóm, khiến ông này phải tốn sáu đồng thay kính mới. Người chặc lưỡi la rầy thằng bé tinh nghịch, người lại mừng cho ông thợ làm kính có công ăn việc làm. Thế nhưng có người lại tự hỏi, nếu kính không vỡ, thì sáu đồng đó có thể dùng vào việc khác chẳng hạn như mua giày. Sự vui mừng của ông thợ làm kính chính là nỗi buồn ế ẩm của bác chủ tiệm giày. Và qua đó là sự được mất vô hình trong kinh tế học.

Thắng trong xuất khẩu, lợi thế trong các mặt hàng nông sản, FTA tạo nên những e dè và thận trọng từ các ngành nghề hay lĩnh vực khác, nhất là công nghiệp. Trên góc độ lý thuyết, các FTA không cho phép “sự bảo hộ” tồn tại lâu dài đối với nền công nghiệp, vì thế nền công nghiệp sẽ phải có sự tự điều chỉnh theo cơ chế “định sẵn và tự nguyện” (chẳng hạn như trong AFTA). Với lợi thế “ồ ạt” (economies of scale), Trung Quốc có thể sản xuất ra một lượng hàng hoá rất lớn trong một thời gian ngắn. Đồng nghĩa là hàng công nghiệp Trung Quốc có giá cả cạnh tranh, xuất hiện rất nhiều nơi trên thế giới, sẽ dễ dàng loại bỏ các công ty, doanh nghiệp trong nước cùng ngành. Điều này chắc chắn sẽ tăng tốc khi ACFTA đi vào thực tế.

Tương tự, khi FTA được thực thi, tình trạng nhập siêu với Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ tăng lên, do sự chênh lệch về cơ cấu xuất khẩu (mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam vào hai thị trường này thường là nguyên liệu thô, hàm lượng chế biến thấp, giá trị không cao, trong khi đó chúng ta nhập máy móc, thiết bị, công nghệ từ nước bạn). Quan trọng hơn, việc dỡ bỏ (hầu hết) các hàng rào thuế quan và phi thuế quan, trong bối cảnh chưa xây dựng đầy đủ nội lực cho những ngành công nghiệp có tiềm năng, sẽ làm chậm quá trình chuyển dịch cơ cấu công nghiệp của những nước đi sau. Lợi thế so sánh lúc này chỉ còn nằm ở dạng tĩnh theo hàm ý nhân công rẻ, tài nguyên thô hay khả năng trưng dụng đất đai, những thứ dễ dàng trong việc sử dụng, nhưng – nếu lạm dụng hay sa đà – sẽ khó khăn trong việc chuyển đổi để vượt lên trong cơ cấu sản xuất dựa trên thế mạnh tri thức, công nghệ hay kỹ thuật, tạo lợi thế cạnh tranh ở thị trường toàn cầu.

Rõ ràng, cần thêm những nghiên cứu có định lượng về tác động của các FTA. Hiện nay, Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và hiệp định Thương mại tự do song phương Việt Nam – EU là hai vòng đàm phán quan trọng tiếp theo mà Việt Nam đang theo đuổi. Lẽ được thua ẩn hiện trong kinh tế học qua ngụ ngôn cửa kính vỡ là hành trang cho quá trình này, dù trên bàn đàm phán sắp tới, hay trong việc thoả thuận và thực thi sau này.

Trương Minh – Đỗ Thiện// SGTT

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Xuất khẩu gạo: Lại lo doanh nghiệp “xé rào”
  • Bộ Công Thương: Điện chưa tăng, xăng chưa giảm
  • Bí ẩn đằng sau quan hệ thương mại Mỹ - Trung
  • Việt Nam: Thị trường khổng lồ đối với Canada
  • Thương hiệu Việt: Được điểm thân thiện, mất điểm sáng tạo
  • Gạo Việt vào Trung Quốc: Vừa xuất vừa lo
  • Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu "ngại" trả phí marketing
  • “Chiêu” dìm giá của giới đầu cơ hồ tiêu quốc tế
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo