Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu chè giảm có nguyên nhân từ “chè bẩn”

picture
Trồng chè theo quy trình sản xuất có trách nhiệm không chỉ giúp giảm chi phí mà giá bán nguyên liệu cũng cao hơn từ 5 - 10%.

2012 được xem là năm khởi đầu cho chương trình “Vì sản phẩm trà an toàn, sản xuất có trách nhiệm”, vừa được ngành chè phát động.

Năm 2011, người tiêu dùng trong nước và một bộ phận khách hàng đã bị “ám ảnh” bởi sản phẩm “chè bẩn” của Việt Nam. Tuy rằng việc làm này chỉ diễn ra ở một bộ phận rất nhỏ các hộ dân tự sản xuất và toàn bộ sản phẩm này đều được xuất sang Trung Quốc. Nhưng trong quãng thời gian đó, các doanh nghiệp có uy tín khá khó khăn trong việc thu mua nguyên liệu và đảm bảo chất lượng cho sản phẩm cũng như thương hiệu của mình.

Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến năm qua, xuất khẩu chè của Việt Nam chỉ đạt 131 nghìn tấn, với kim ngạch là 198 triệu USD. Mặc dù, giá chè xuất khẩu bình quân trong năm 2011 đạt khoảng 1.520 USD/tấn, tăng 3,5% so với cùng kỳ 2010, nhưng xuất khẩu chè lại giảm 4,3% về lượng và 0,8% về giá trị. Xuất khẩu chè sang các thị trường đều giảm so với năm trước, ngoại trừ Indonesia (tăng gấp đôi), Đức và Saudi Arabia tăng nhẹ.

Tại buổi gặp gỡ báo chí ngày 4/1, ông Đoàn Anh Tuân, Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam (Vitas) cho biết, trong năm tới, ngành chè sẽ không lấy số lượng xuất khẩu là mục tiêu mà sẽ quan tâm nhiều hơn đến giá trị thực sự mà người dân trồng chè và doanh nghiệp có thể thu được thông qua hoạt động xuất khẩu.

Ông Tuân còn cho rằng trong hành trình hướng đến một nền sản xuất chè có trách nhiệm, ý thức của người nông dân, người sản xuất cần phải được thay đổi đầu tiên. Do vậy, năm 2012 ngành chè sẽ đẩy mạnh thực hiện chương trình “Vì sản phẩm trà an toàn, sản xuất có trách nhiệm”.

Đồng hành cùng ngành chè trong chương trình này là tổ chức Solidaridad và Công ty Unilever Việt Nam – hai đơn vị đi tiên phong trong việc hỗ trợ các chương trình phát triển nông nghiệp bền vững cho các sản phẩm an toàn. Khi người nông dân tuân thủ đúng theo các quy trình được hướng dẫn, sản phẩm sẽ được cấp các chứng chỉ như UTZ và Rainforest Alliance.

 “Đây là các chứng chỉ quốc tế được chứng nhận toàn cầu về an toàn thực phẩm, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. Người tiêu dùng cũng có thể truy nguyên nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm… Chúng sẽ là “visa” tốt cho sản phẩm trà Việt Nam bước vào thị trường chè quốc tế, cao cấp”, ông Tuân nhìn nhận.

Về phía người sản xuất, bà Nguyễn Thị Nhài, Phó chủ nhiệm hợp tác xã Tân Hương (Thái Nguyên) đơn vị đang tham gia sản xuất chè theo tiêu chuẩn UTZ cho biết: việc áp dụng theo quy trình sản xuất có trách nhiệm đã giúp cho người dân tiết kiệm đáng kể lượng phân bón do sử dụng hợp lý và quản lý tốt hơn, nhưng năng suất và chất lượng sản phẩm lại cao hơn. Không chỉ có vậy, sản phẩm chè nguyên liệu được sản xuất theo quy trình sạch luôn được thu mua cao hơn từ 5- 10% so với sản phẩm cùng loại.

(Theo Vneconomy)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Xuất siêu nông sản vượt 9 tỷ USD: Chưa hẳn mừng!
  • Năm 2012: Cơ hội tuyệt vời để kiếm tiền!
  • Kỳ vọng xuất khẩu nhiều túi xách
  • Để điểm sáng không bị mờ
  • Giảm nhập siêu - nên bắt đầu từ đâu?
  • Thị trường ôtô 2011: Nhiều biến động, ít niềm vui
  • 10 sự kiện, vấn đề nổi bật của ngoại thương Việt Nam 2011
  • Những hàng hóa tăng giá mạnh tại Việt Nam năm nay
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo