Theo cảnh báo của Bộ thương mại Trung Quốc, hoạt động xuất nhập khẩu của nước này sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn do những khó khăn kinh tế tại các thị trường phương Tây chủ chốt.
Bộ thương mại Trung Quốc cho biết các số liệu sắp được công bố sẽ cho thấy một sự sụt giảm mạnh trong tăng trưởng xuất khẩu của tháng 11. Doanh thu xuất khẩu tới khu vực châu Âu và Mỹ, vốn chiếm khoảng 40% tổng số đã không được dự đoán phục hồi trong năm tới. Vì thế, Bộ Thương mại quyết định sẽ hướng hoạt động xuất khẩu tới các thị trường đang phát triển tại châu Á và châu Mỹ La tinh.
Sản xuất yếu kém
Trung Quốc cũng sẽ cố gắng thúc đẩy hoạt động nhập khẩu từ phương Tây nhằm hỗ trợ các nền kinh tế của họ và cân bằng thặng dư thương mại của Trung Quốc. Xuất khẩu trong tháng 10 tới Liên minh châu Âu (EU) đã giảm 9% và tới Mỹ giảm 5% so với một năm trước. Mặc dù tổng lượng xuất khẩu của quốc gia này vẫn tăng 15,9%, một phần nhờ vào nhu cầu bùng nổ tại khu vực Mỹ Latinh nhưng đó là tỷ lệ tăng trưởng hàng năm thấp nhất trong 2 năm trở lại đây.
Ông Michael Pettis - giáo sư kinh tế tại trường đại học Peking University cho biết “Bắc Kinh có nhiều lo ngại về nhu cầu yếu kém từ các quốc gia phát triển, đặc biệt là từ khu vực châu Âu. Trung Quốc vẫn là quốc gia quá phụ thuộc vào đầu tư nội địa và xuất khẩu dòng để tạo tăng trưởng.”
Hiệu quả hoạt động yếu kém được phản ảnh thông qua thống kê sản xuất gần đây cho thấy trong tháng 11, lĩnh vực này đã co rút lần đầu tiên kể từ cuộc suy thoái phương Tây năm 2008-2009.
“Phi thực tế”
“Năm tới, tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ phải đối mặt với nhiều thử thách lớn trong lĩnh vực xuất khẩu và nhập khẩu”, giám đốc ngoại thương Wang Shouwen cho biết. Theo ông “Sẽ không có những cải thiện cơ bản tại châu Âu hay Mỹ và chi phí trong nước sẽ vẫn cao như năm nay vì thế tình trạng ngoại thương sẽ khắc nghiệt trong năm tới. Tuy nhiên, một số nền kinh tế mới nổi và đang phát triển đang đạt được hiệu quả kinh tế khả quan, vì thế chúng ta sẽ chú trọng hơn tới hoạt động xuất khẩu tới các quốc gia này”.
Tuy nhiên, kế hoạch tập trung vào các thị trường đang phát triển của Trung Quốc là “phi thực tế”, theo giáo sư Pettis. “Châu Âu, Mỹ và Nhật chiếm hơn 2/3 tiêu dùng của thế giới và thật khó để tưởng tượng rằng các quốc gia đang phát triển có thể thay thế họ trong nhiều năm tới. Vấn đề sẽ nghiêm trọng hơn nếu phần lớn tăng trưởng đang diễn ra tại các quốc gia đang phát triển được thúc đẩy bằng nhu cầu hàng hóa của Trung Quốc. Vì thế, nếu Trung Quốc tập trung giảm sự quá phụ thuộc của họ vào đầu tư, họ sẽ có hậu quả không mong muốn là giảm tăng trưởng tại các quốc gia đang phát triển chỉ khi Trung Quốc cần họ nhất”, ông cho biết.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com