Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu điện tử - đã chuyển hướng?

Để có được những sản phẩm điện tử xuất khẩu, các nhà lắp ráp trong nước đã phải nhập khẩu linh kiện từ nước ngoài rồi sau đó xuất đi.

Xuất khẩu nhóm hàng linh kiện, sản phẩm điện tử và máy vi tính trong bảy tháng qua đã tăng xấp xỉ 30% so với cùng kỳ năm trước và đạt kim ngạch 1,82 tỉ đô la. Kết quả trên, ngoài sự góp sức của các sản phẩm chủ lực như máy in, bo mạch, theo Bộ Công Thương, còn do các doanh nghiệp lắp ráp trong nước đã chọn được hướng đi mới là xuất khẩu thành phẩm.

Nếu nhận định trên là đúng, thì đây là một tín hiệu đáng mừng cho ngành công nghiệp điện tử ở Việt Nam, vốn nhiều năm qua sống nhờ gia công, lắp ráp. Nhưng thực tế có lạc quan như vậy không? Câu trả lời là chưa.

Thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy mặt hàng xuất khẩu chủ lực nhất vẫn là máy in. Tính riêng sáu tháng, với hơn 900.000 thành phẩm xuất đi, các doanh nghiệp thu về 65,7 triệu đô la Mỹ, chiếm một phần ba doanh thu xuất khẩu, tiếp đến là nhóm linh kiện điện tử đạt xấp xỉ 15 triệu đô la, ram máy tính (14 triệu đô la); linh phụ kiện máy in (gần 6 triệu đô la Mỹ).

Trong khi đó, mặt hàng máy tính xách tay mà Bộ Công Thương đánh giá là đang chuyển hướng và trông đợi sẽ góp phần làm thay đổi thị phần và định hướng xuất khẩu sản phẩm điện tử của Việt Nam, qua sáu tháng mới xuất được gần 6.000 chiếc, trị giá 1,1 triệu đô la Mỹ và đứng thứ 12 trong danh sách các sản phẩm điện tử xuất khẩu. Để có được những thành phẩm này, các nhà lắp ráp trong nước đã phải nhập khẩu linh kiện từ nước ngoài rồi sau đó xuất đi.

Tổng thư ký Hiệp hội Điện tử - Tin học Việt Nam Trần Quang Hùng nói ông không bình luận gì về những kết quả và sự chuyển hướng nêu trên. Ông cho biết: “Công nghiệp điện tử ở Việt Nam có thể nói gần như con số không. 95-98% sản phẩm điện tử, tin học xuất đi từ Việt Nam là của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng trong các sản phẩm điện tử, máy tính xuất đi từ Việt Nam chỉ vài phần trăm”.

Ngoài mặt hàng chủ lực là sản xuất máy in thành phẩm, thực tế mặt hàng mà các doanh nghiệp đặt ở Việt Nam đang xuất đi nhiều nhất là linh kiện điện tử. Bộ Công Thương phải thừa nhận rằng, trong danh sách, lượng bo mạch chủ xuất đi khá lớn (chủ yếu qua thị trường Hồng Kông) trong sáu tháng qua đạt hơn 460.000 đô la Mỹ chủ yếu mang thương hiệu của tập đoàn Foxconn (đặt nhà máy tại Bắc Ninh).

Hoặc nói về thị trường xuất khẩu chính, việc hàng điện tử Việt Nam xuất sang các thị trường Đông Á (như Trung Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Hàn Quốc và Đài Loan), nhất là thị trường Trung Quốc, cũng không nói lên tính cạnh tranh của các sản phẩm lắp ráp từ Việt Nam.

“Việc Việt Nam xuất vào Trung Quốc hơn 50 triệu đô la Mỹ các sản phẩm linh kiện điện tử không thấm vào đâu so với con số hàng tỉ đô la Mỹ mỗi năm, cũng mặt hàng này mà Trung Quốc xuất ra thị trường thế giới. Việc gia nhập thị trường của các nhà lắp ráp Việt Nam ở đây nên được hiểu đúng là do nền công nghiệp điện tử thế giới hiện đã chuyên môn hóa sâu và toàn cầu hóa rộng. Sản phẩm sản xuất tại Việt Nam tiếp tục được xuất đi Trung Quốc hay nước khác để hoàn tất chuỗi giá trị sản xuất. Điều đó không nói lên tính cạnh tranh của sản phẩm”, ông Hùng nói.

Như vậy, nhìn đi tính lại, vẫn chưa thể nhìn nhận công nghiệp điện tử Việt Nam đã bắt đầu chuyển hướng. “Chúng tôi vẫn nhìn nhận công nghệ gia công, lắp ráp của doanh nghiệp trong nước là một nỗi đau của những người trong ngành dù những đồng đô la thu về ngày nay đã nhiều hơn trước”, giọng ông Hùng nhiều chất chứa.

(Theo Ngọc Lan // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Xuất khẩu gạo cuối năm 2010 - Nhiều ẩn số!
  • Giảm xuất khẩu gạo để chờ giá lên
  • USDA: giá ngũ cốc thế giới sẽ không tăng đột biến
  • Quản lý giá sữa
  • Tại sao thuế suất cá ngừ xuất khẩu sang Nhật cao?
  • Kiềm chế nhập siêu
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế: Việt Nam không thể chậm chân với châu Phi
  • Doanh nghiệp nhập khẩu ôtô kêu cứu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo