Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẫu gỗ: “Nghẽn”... thị trường

Ngành xuất khẩu gỗ ở các tỉnh Đông Nam bộ, nhất là tại Đồng Nai và Bình Dương đã từng trải qua một thời hoàng kim với tốc độ mở rộng thị trường và tăng kim ngạch nhanh chóng vào những năm 2008 – 2010. Tuy nhiên, 2 năm qua, sau thời kỳ phát triển “nóng”, các DN ngành gỗ xuất khẩu đang đối diện với những khó khăn thực sự trước sự tác động mạnh mẽ của suy thoái kinh tế thế giới
 
Các DN sản xuất gỗ còn đang lo ngại về việc giá xăng bất ổn, sẽ tiếp tục đẩy chi phí đầu vào tăng lên trong thời gian tới
(Ảnh: Sản xuất gỗ xuất khẩu ở Cty Thiên Kim, huyện Trảng Bom)

Theo một kết quả khảo sát cuối năm 2011 thì trong số khoảng 2.500 DN chế biến, xuất khẩu gỗ trên cả nước, cho đến nay đã có 55% DN bị lỗ, trong đó số lượng DN “bỏ cuộc” chiếm tỉ lệ khá lớn. Số còn lại phải cầm cự để tái cơ cấu và chờ thời. 30% DN sản xuất hòa vốn, 10% có lãi. Trải qua năm 2011 đầy những khó khăn, nhiều DN làm hàng mộc xuất khẩu đã kỳ vọng vào sự cải thiện về sức tiêu thụ trong năm 2012. Thế nhưng, qua hai tháng đầu năm, các thị trường lớn của ngành mộc vẫn còn khá ảm đạm khiến không ít DN vẫn đang loay hoay đi tìm thị trường mới.

Ế ẩm đơn hàng

Giám đốc Cty TNHH gỗ Minh Tiến (Đồng Nai) - ông Nguyễn Thế Minh cho biết, DN của ông cũng như nhiều DN khác đang gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ. Thời gian qua, sản phẩm bàn ghế ngoài trời của DN xuất khẩu sang Châu Âu gần như bị “tê liệt”, bởi không ký được hợp đồng sản xuất. Từ cuối năm ngoái đến nay, anh Minh phải nhận gia công hàng cho một Cty xuất khẩu ở tỉnh Bình Dương để có việc làm cho công nhân. Theo anh Minh, hiện kinh tế ở các nước EU vẫn trong tình trạng khó khăn nên lượng hàng bán ở thị trường này rất chậm. Chính vì vậy, khi đàm phán hợp đồng, khách hàng luôn dựa vào lý do không tiêu thụ được hàng để ép giá nhà sản xuất đến mức thấp nhất. Do đó, một số hợp đồng nếu không khéo tính toán sẽ rất dễ bị lỗ. Anh Minh cũng tiết lộ, không chỉ có Minh Tiến mà rất nhiều đồng nghiệp hiện phải đang khá vất vả để tìm hiểu thị trường Nga và một số nước Đông Âu. Anh chia sẻ: “Tôi biết ở Nga và một số quốc gia Đông Âu vẫn nhập khẩu hàng thông qua trung gian từ nhiều nhà kinh doanh ở EU. Tuy nhiên, một khi kinh tế còn khó khăn như hiện nay thì càng giảm được khâu trung gian càng tốt. Ở thị trường này, khí hậu khá khắc nghiệt nên việc sản xuất hàng có thể không dễ dàng như các thị trường khác. Chính vì vậy, tôi vừa tìm kiếm đơn hàng vừa xem xét khả năng đáp ứng thị trường mới này của mình đến đâu…”.

Vất vả tìm thị trường mới

Lãnh đạo Cty TNHH Hoàng Nhật (TP HCM) có nhà máy sản xuất tại phường Tân Biên (TP Biên Hòa) cho hay, DN đang khá bối rối trong việc tìm thị trường mới để thay thế cho thị trường truyền thống là Châu Âu và Mỹ lâu nay ế ẩm. Bà Lưu Thị Nhàn - Phó giám đốc Cty này đánh giá, Mỹ và EU là hai thị trường xuất khẩu hàng mộc lớn của VN, thế nhưng do khó khăn về kinh tế, kéo dài suốt mấy năm qua đã khiến nhiều nhà xuất khẩu không đứng vững được ở đây. Từ đó, DN phải chuyển sang làm một số sản phẩm xuất khẩu sang Hàn Quốc, tuy nhiên các đơn hàng khá nhỏ. Theo kế hoạch, năm nay Hoàng Nhật sẽ đẩy mạnh việc đưa hàng “xâm nhập” vào các nước châu Á, như: Hàn Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ.

Việc tiến vào các thị trường nhỏ mà nhà sản xuất “khổng lồ” Trung Quốc không đụng đến cũng là phương án “né khó” hiện nay của các DN.

Tương tự, ông Nguyễn Đình Toàn - Giám đốc Cty cổ phần Thiên Kim (Hố Nai 3, huyện Trảng Bom), người đã 15 năm gắn bó với thị trường Mỹ nhận xét, đến nay hầu hết các DN nhỏ làm hàng xuất sang Mỹ đều đã “bỏ chạy”. Hiện thị trường này chỉ còn những DN lớn trụ được nhưng đang phải cạnh tranh rất khốc liệt với hàng Trung Quốc. Theo ông Toàn, hàng mộc ở Mỹ luôn đi cùng với bất động sản, bao giờ thị trường bất động sản nước này sôi động trở lại thì đồ gỗ mới bán chạy được. Trước bối cảnh không dễ tìm được thị trường xuất khẩu thuận lợi như hiện nay, Thiên Kim cũng phải nhận làm hàng gia công cho một Cty nước ngoài.

Các DN sản xuất gỗ còn đang lo ngại về việc giá xăng bất ổn, sẽ tiếp tục đẩy chi phí đầu vào tăng lên trong thời gian tới càng tạo sức ép cho các DN sản xuất. Các nhà xuất khẩu gỗ đều cho rằng, trong giai đoạn khó khăn hiện nay, nếu không tìm kiếm được thị trường khu vực Châu Á và một số quốc gia vùng Trung Đông thì DN sẽ khó có thể đứng vững. Ngoài ra, những thị trường khác như Nga, Đông Âu và xa hơn là Braxin hay Châu Phi cũng là nơi nhắm đến của không ít DN. Việc tiến vào các thị trường nhỏ mà nhà sản xuất “khổng lồ” Trung Quốc không đụng đến cũng là phương án “né khó” hiện nay của các DN.

(Theo Vneconomy)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Việt Nam: Trung tâm công nghiệp xe máy châu Á?
  • Siêu thị điện máy: Xếp hàng chờ phá sản
  • Nếu tính đủ, giá xăng dầu sẽ tăng đến 6000 đồng/lít
  • Tăng giá xăng dầu: Lạm phát cao quay lại?
  • Thị trường bán lẻ: Cơ hội cuối cùng cho siêu thị nội
  • Xuất khẩu sang thị trường EU : “Cái khó ló cái khôn”
  • Đại lý ôtô: Không còn “gà đẻ trứng vàng” ?
  • Uẩn khúc câu chuyện tăng giá gas
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo