Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu tôm có đạt kế hoạch?

picture
Năm 2012, dù thị trường có nhiều khó khăn nhưng VASEP vẫn tin tưởng, xuất khẩu tôm sẽ đạt 2,5 tỷ USD, cao hơn 100 triệu USD so với năm 2011.
Dù chịu nhiều áp lực cạnh tranh, khó khăn về thị trường tiêu thụ và gánh nặng chi phí đã làm giảm lượng xuất khẩu 2 tháng qua song xuất khẩu tôm trong quý 3 vẫn đạt khoảng 690 triệu USD, tăng 19% so với quý 2. 
 
Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu tôm có thể hồi phục nhờ nguồn cung tôm nguyên liệu trong nước được cải thiện và nhu cầu nhập khẩu tăng của các thị trường. Tuy nhiên, để đạt mục tiêu 2,5 tỷ USD trong năm 2012, riêng quý 4 phải đạt kim ngạch 800 triệu USD.
 
Lần đầu tiên vượt mốc xuất khẩu 2 tỷ USD vào năm 2010, ngành tôm Việt Nam tiếp tục đà tăng trưởng mạnh với giá trị xuất khẩu năm 2011 đạt gần 2,4 tỷ USD, tăng 13,7% so với 2010. Năm 2012, dù thị trường có nhiều khó khăn nhưng VASEP vẫn tin tưởng, xuất khẩu tôm sẽ đạt 2,5 tỷ USD, cao hơn 100 triệu USD so với năm 2011.
 
Ước giá trị xuất khẩu tôm trong quý 3/2012 đạt khoảng 690 triệu USD, giảm 4% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 19% so với quý 2/2012 (579,22 triệu USD), chiếm 36,9% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản trong quý, đưa tổng giá trị xuất khẩu tôm 9 tháng đầu năm 2012 lên 1,7 tỷ USD. 
 
Xuất khẩu tôm sú và tôm chân trắng trong quý 3 tăng so với quý 2 do nhu cầu nhập hàng tăng cao tại nhiều nước để chuẩn bị cho tiêu thụ cuối năm. Như vậy, muốn mang về thêm 800 triệu USD để đạt mục tiêu năm 2012 đã đề ra, trong 3 tháng còn lại, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm phải tăng tốc quyết liệt!
 
Theo các doanh nghiệp, nếu trong thời gian tới, các chính sách của Nhà nước điều chỉnh hạ lãi suất cho vay và tăng hạn mức tín dụng của ngân hàng nhằm bổ sung nguồn vốn thu mua tôm nguyên liệu cho chế biến sẽ giúp thúc đẩy hơn nữa hoạt động sản xuất tôm nguyên liệu và chế biến xuất khẩu. 
 
Hiện nay chỉ có khoảng 35% số doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tôm đủ tiềm lực tài chính để duy trì hoạt động sản xuất, các doanh nghiệp còn lại đang trong tình trạng thiếu vốn chung. Nếu không được hỗ trợ kịp thời, xuất khẩu tôm cũng khó có thể “tăng tốc” trong trong quý 4.
 
Trong quý 3/2012, tôm nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu đã bớt căng thẳng do vào vụ thu hoạch tôm ở trong nước và nhiều doanh nghiệp vẫn còn nguyên liệu nhập khẩu từ quý 2 chuyển sang. Đồng thời, các nước sản xuất tôm khác cũng vào vụ chính nên có thêm nguồn cung. Do vậy, nhập khẩu tôm nguyên liệu để chế biến xuất khẩu trong quý 3 đã giảm so với 2 quý vừa qua bởi giá tôm nguyên liệu trong nước đã giảm xuống mức gần với giá tôm nhập khẩu.
 
Tuy vậy, xuất khẩu tôm Việt Nam tiếp tục cạnh tranh mạnh với tôm Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia và Ecuador. Mới đây, Ấn Độ đã nới lỏng quy định hạn chế nhập khẩu tôm chân trắng bố mẹ. Với việc sửa đổi này, sản xuất tôm chân trắng của Ấn Độ sẽ có nhiều thuận lợi hơn và nhờ đó, sản lượng tôm chân trắng sẽ tiếp tục được đẩy mạnh. 
 
Theo dự báo của FAO, sản lượng tôm chân trắng của Ấn Độ năm 2012 sẽ tăng 30% so với năm 2011, đạt khoảng 100.000 tấn; sản lượng tôm chân trắng của Indonesia cũng sẽ đạt ở mức cao. Tại Trung Mỹ, tình hình nuôi tôm cũng thuận lợi tuy mưa sớm. Sản lượng tôm của các nước Nam Mỹ dù không cao nhưng lượng dự trữ còn nhiều do nhu cầu của châu Âu xuống thấp.
 
Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tại nhiều nước châu Âu tới nhu cầu tiêu thụ thủy sản nói chung và tôm nói riêng đã thể hiện rõ nét nhất trong năm 2012. Nhật Bản, Mỹ và EU vẫn là 3 thị trường trọng điểm của ngành tôm Việt Nam. 
 
Từ đầu năm đến nay xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường EU đã giảm, do nền kinh tế châu Âu chưa thật sự hồi phục và nhu cầu nhập khẩu tôm không được cải thiện. Thắt chặt tín dụng từ ngân hàng tại Tây Ban Nha và nhiều nước khác ở châu Âu đang gây nhiều khó khăn cho các công ty nhập khẩu. Ở các nước Pháp, Italia, Bỉ, Hà Lan..., nhiều công ty nhập khẩu khác cũng đang đối mặt với tình trạng tương tự.
 
Trong bối cảnh nền kinh tế của nhiều nước châu Âu không mấy khả quan, việc giá tôm tăng khiến tiêu thụ giảm, nhập khẩu tôm vào khu vực này cũng sụt giảm theo. 
 
Tháng 7/2012, xuất khẩu tôm sang EU tiếp tục giảm 13,8% và giảm sâu hơn trong nửa đầu tháng 8. Tính đến 15/8/2012, xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường này đạt trên 185 triệu USD, giảm 23,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhiều nhận định cho rằng, thị trường EU khó có thể hồi phục trong năm 2012 nên xuất khẩu sang EU trong mấy tháng cuối năm sẽ khó có thể tăng trưởng trở lại.
 
Bên cạnh đó, các nguồn cung tôm cho thị trường Mỹ và Nhật Bản sẽ gia tăng tạo sức ép lớn lên giá tôm tại 2 thị trường này. Việc Nhật Bản áp dụng định mức Ethoxyquin quá thấp đối với tôm của Việt Nam, cho dù có chất lượng và nhiều phân khúc sản phẩm, thị trường tốt, được nhiều nhà nhập khẩu quan tâm... đã, đang và sẽ tác động không tốt đến hoạt động xuất khẩu cũng như gây áp lực lớn đối với các doanh nghiệp tôm Việt Nam trong thời gian tới.
 
Khó khăn là vậy nhưng vẫn có nhiều doanh nghiệp bám trụ thành công ở thị trường khó tính này, trong đó có Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Nông sản thực phẩm Cà Mau (Agrimexco Ca Mau). Kim ngạch xuất khẩu tôm của Công ty này sang thị trường Nhật Bản vẫn không sụt giảm, đạt trị giá 8,6 triệu USD với 1.200 tấn tôm xuất khẩu các loại. Nhật Bản và châu Âu hiện chiếm 70% tổng khối lượng tôm xuất khẩu của công ty. 
 
Để đảm bảo các lô hàng vào Nhật Bản không bị vướng Ethoxyquin, Công ty vẫn tiếp tục kiểm soát chặt chẽ dư lượng chất này trong sản phẩm trước khi xuất khẩu. Đại diện Agrimexco Cà Mau cho biết, mặc dù xuất khẩu tôm của công ty sang Nhật Bản không giảm nhưng xuất khẩu tôm sang châu Âu lại giảm khoảng 50% so với cùng kỳ năm ngoái. 
 
Nguyên nhân chủ yếu do suy thoái kinh tế nên các nhà nhập khẩu chỉ mua đủ lượng hàng tiêu thụ, không mua dự trữ như các năm trước và chủ yếu mua tôm chân trắng. Hy vọng, với quyết tâm của các doanh nghiệp, năm 2012 xuất khẩu tôm sẽ đạt kim ngạch 2,5 tỷ USD như mục tiêu đề ra.
 
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Tiến sĩ Alan Phạm: 'Mỹ kích cầu, xuất khẩu của Việt Nam có thể hưởng lợi’
  • Bầm dập với nhiều khoản thuế phí
  • Cảnh báo lừa đảo thương mại tại thị trường Cameroon
  • Tạm nhập tái xuất: Toàn hàng cấm, độc hại
  • Tạm nhập - tái xuất: Lắm gian lận, nhiều bất cập
  • Nhập siêu từ Trung Quốc: cần chủ động phòng thủ
  • Việt Nam có nguy cơ mất ngôi á quân xuất khẩu gạo
  • 16 nhóm hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo