Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lượng nhập khẩu nhóm nguyên liệu sản xuất thuốc chống viêm giảm tới 65%

Quý III/2008, các doanh nghiệp đã nhập khẩu gần 25 tấn nguyên liệu sản xuất thuốc chống viêm với tổng trị giá 1,7 triệu USD, giảm 65% về lượng và 30% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, giá nhập khẩu hầu hết các mặt hàng đều tăng mạnh. 3 thị trường cung cấp lớn nhất là ấn Độ, Trung Quốc và Italia. Dự báo nhập khẩu nhóm chống viêm trong những tháng cuối năm 2008 sẽ tăng nhẹ và đạt khoảng 550 nghìn USD/tháng. Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, nguyên liệu sản xuất thuốc chống viêm luôn là một trong những nhóm được nhập nhiều nhất vào nước ta

Tuy nhiên, sau khi đã tăng mạnh trong những tháng đầu năm, tình hình nhập khẩu nhóm nguyên liệu này trong quý III/2008 đã có dấu hiệu chững lại với kim ngạch và lượng nhập khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước. Theo tính toán, trong 3 tháng 7,8,9/2008 lượng nhập khẩu nhóm chống viêm vào Việt Nam chỉ đạt gần 25 tấn với tổng trị giá 1,7 triệu USD, giảm 65% về lượng và 30% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2007. Dự báo nhập khẩu nhóm chống viêm trong những tháng cuối năm 2008 sẽ tăng nhẹ và đạt khoảng 550 nghìn USD/tháng.
Quý III/2008, các doanh nghiệp nhập khẩu nhóm nguyên liệu sản xuất thuốc chống viêm từ 12 thị trường, ít hơn 4 thị trường so với cùng kỳ năm trước. Trong đó ấn Độ và Trung Quốc tiếp tục là 2 thị trường dẫn đầu về lượng và kim ngạch nhập khẩu. Nhập khẩu từ ấn Độ trong thời gian này đạt gần 15,5 tấn với trị giá 642 nghìn USD, giảm 72% về lượng và 46% về trị giá. Trong khi đó, mặc dù lượng nhập từ Trung Quốc chỉ đạt 3,14 tấn nhưng tổng trị giá lại lên tới 453 nghìn USD, tăng nhẹ 8% so với cùng kỳ năm trước.
Nguyên nhân do một lượng lớn trong số các mặt hàng nhập từ Trung Quốc thời gian này đều là những loại nguyên liệu đắt tiền như: Betamethasone Dipropionate; Dexamethasone Acetate; Hydrocortisone Acetate Bp93/Usp 23 ... Nhập khẩu từ hầu hết các thị trường còn lại đều giảm so với năm trước, đáng chú ý nhất là Singapore với mức giảm về kim ngạch nhập khẩu lên tới xấp xỉ 70%, chỉ đạt 55 nghìn USD, tụt từ vị trí thứ 3 xuống vị trí thứ 8 trong cơ cấu thị trường nhập khẩu.
Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu: Trong 3 tháng vừa qua, các doanh nghiệp đã nhập về gần 100 lô hàng nguyên liệu sản xuất thuốc chống viêm, chia thành 32 mặt hàng các loại. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu hầu hết các mặt hàng chủ lực đều giảm so với cùng kỳ năm trước. Lượng nhập nguyên liệu sản xuất Prednisolone mặc dù chỉ đạt 325 kg nhưng do giá nhập khẩu cao nên đây vẫn là mặt hàng đạt kim ngạch cao nhất với 182,9 nghìn USD. Với kim ngạch đạt 181,3 nghìn USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm trước, Sulfamethoxazole đã tụt xuống vị trí thứ nhì trong danh sách nhập khẩu, tuy nhiên đây vẫn là mặt hàng có lượng nhập về cao nhất với 16 tấn.
Giá nhập khẩu: Theo xu hướng chung, giá nhập khẩu hầu hết các mặt hàng thuộc nhóm chống viêm đều tăng so với cùng kỳ năm trước, chỉ có 2 mặt hàng giảm giá là Betamethasone Dipropionate và Acetylcysteine. Trong đó giá nhập khẩu trung bình của Betamethasone Dipropionate giảm tới 19% (từ 4.372 USD/kg xuống 3.549 USD/kg), nguyên nhân do các doanh nghiệp giảm lượng nhập khẩu từ thị trường Hàn Quốc và tăng nhập ở những thị trường có giá rẻ hơn như ấn Độ và Trung Quốc. Trong số những mặt hàng tăng giá, đáng chú ý nhất là Itraconazole Pellets 22,0% với giá trung bình ở mức 696 USD/kg, tăng 183% so với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân do xuất hiện 1 lô hàng do công ty LD Stada Việt Nam nhập từ ấn Độ với giá lên tới 1000 USD/kg.
Tham khảo các mặt hàng thuộc nhóm chống viêm đạt kim ngạch nhập khẩu cao
Mặt hàng
Quý III/08
Quý III/07
% SS 08/07
Lư­ợng (Kg)
Trị giá (USD)
Giá NK trung bình
Giá NKTB (USD
Prednisolone 
325
182.950
563
437,51
28,67
Sulfamethoxazole 
16.000
181.350
11,33
8,63
31,35
Itraconazole Pellets 22,0%
250
174.000
696
246
182,93
Dexamethasone Acetate
101
171.150
1.695
1.109
52,80
Dextropropoxyphen Hcl
1.000
147.500
147,50
126,66
16,45
Dextromethorphan Hbr
1.350
144.600
107,11
97,66
9,68
Methyl Prednisolone 
45
133.425
2.965
2.050
44,63
Betamethasone Dipropionate
35
124.215
3.549
4.372
-18,82
Dexamethasone Sodium Phosphate
57
81.550
1.431
1.322
8,20
Acetylcysteine
1.400
66.400
47,43
50
-5,14
Adefovir Dipivoxil
4
48.250
12.063
9.777
23,38
Ketoconazole
500
35.250
70,50
*
*
Celecoxib
450
32.000
71,11
62,54
13,71
Ivermectin
145
29.505
203
*
*
Piroxicam Betacyclodextrin
200
24.000
120
*
*
Ibuprofen
2.000
23.550
11,78
9,07
29,86
Diclofenac Sodium 
2.300
19.750
8,59
*
*
Piroxicam Usp 29
400
19.400
48,50
*
*
Ketoprofen 
200
14.600
73,00
*
*
Dexchlorpheniramine Maleate
25
9.750
390
413
-5,46

( Theo vinanet)

  • Tình hình nhập khẩu xơ nguyên liệu 8 tháng đầu năm 2008
  • Tháng 10/2008, nhập khẩu phân urê tăng mạnh
  • Tình hình nhập khẩu sợi nguyên liệu 8 tháng đầu năm 2008
  • Số liệu nhập khẩu hàng hoá từ Italia 7 tháng năm 2008
  • Số liệu nhập khẩu hàng hoá từ Hồng Kông 7 tháng năm 2008
  • Số liệu nhập khẩu hàng hoá từ Canađa 7 tháng năm 2008
  • Thị trường nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam trong tháng 8 năm 2008
  • Số liệu nhập khẩu hàng hoá từ Ba Lan 7 tháng năm 2008
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo