Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

10 tháng năm 2008 - kim ngạch nhập khẩu Trang thiết bị y tế tăng 34%

Tháng 10/2008, kim ngạch nhập khẩu Trang thiết bị y tế vào Việt Nam đạt 28,4 triệu USD, tăng 43% so với tháng trước và tăng tới 67% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy tổng kết tình hình nhập khẩu của 10 tháng qua, kim ngạch nhập khẩu đã lên tới 203 triệu USD, tăng tới 34% so với cùng kỳ năm ngoái.
 
Nhật Bản, Singapore và Đức – duy trì là những nhà cung cấp chủ lực trong thời gian qua. Kim ngạch nhập khẩu chiếm tới 44,6% thị phần trong tổng kim nhập khẩu của cả nước. Theo số liệu thống kê chính thức cho thấy, 10 tháng năm 2008 nhập khẩu Trang thiết bị y tế vào Việt Nam đạt 203 triệu USD, tăng 34% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó tính riêng tháng 10/2008 – tháng có kim ngạch nhập khẩu cao thứ nhì tính từ đầu năm đến nay, cụ thể đạt 28,4 triệu USD, tăng 43% so với tháng trước và tăng tới 67% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhìn vào số liệu nhập khẩu, ta có thể nói hoạt động kinh doanh nhập khẩu của các doanh nghiệp trong những tháng cuối năm diễn ra cực kỳ sôi động. Ngày nay, đời sống của nhân dân đã phát triển thì nhu cầu khám chữa bệnh càng là vấn đề cấp bách. Vì vậy, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh nhập khẩu để phục vụ tốt cho nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.
10 tháng năm nay, nước ta đẩy mạnh nhập khẩu từ những thị trường chủ lực và giảm nhập khẩu từ những thị trường nhỏ lẻ. Số lượng thị trường cung cấp cho nước ta trong thời gian qua là 50 quốc gia, giảm 8 quốc gia so với cùng kỳ năm ngoái.
Mặt khác, nếu như năm ngoái nước ta chỉ có 13 thị trường cung cấp với kim ngạch trên 1 triệu USD, thì sang tới năm nay số lượng thị trường này đã tăng thêm 3 quốc gia thành 17 quốc gia.
Vững chắc là thị trường dẫn đầu về kim ngạch nhập khẩu trong thời gian qua là 3 thị trường Nhật Bản, Singapore và Đức. Đứng sau những thị trường này là Tây Ban Nha, Trung Quốc, Pháp, Mỹ, Malaysia với kim ngạch nhập khẩu đạt trên 1 triệu USD. Dự báo 2 tháng cuối năm, kim ngạch nhập khẩu từ những thị trường này vẫn tiếp tục tăng.
Nhìn vào số liệu thực tế cho thấy, 10 tháng năm nay nhập khẩu từ Nhật Bản, Singapore, Mỹ, Malaysia…đã giảm xuống rõ nét. Trong khi đó, nhập khẩu từ Đức, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Pháp… lại tăng khá mạnh, tăng mạnh nhất là Tây Ban Nha và Pháp. Trong 37 quốc gia cung cấp cho Việt Nam được kê ở bảng trên, số quốc gia có kim ngạch nhập khẩu giảm so với cùng kỳ năm ngoái chỉ có 8 quốc gia. Như vậy có thể nói, nhập khẩu từ hầu hết các thị trường trong năm nay đều có xu hướng tăng so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngoài những nhà cung cấp chủ lực được nêu ở trên, năm nay nhập khẩu Italy, Hà Lan, Aó, Australia… đạt kim ngạch cao, tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là những quốc gia có kim ngạch nhập khẩu nằm trong tốp 17 thị trường đạt kim ngạch trên 1 triệu USD.
Tháng 10/2008 là tháng có kim ngạch nhập khẩu đứng thứ nhì tính đầu năm đến nay. Cơ cấu thị trường cung cấp cho nước ta trong tháng gồm 37 quốc gia, giảm 2 quốc gia so với cùng kỳ năm ngoái. Đứng đầu về kim ngạch nhập khẩu trong tháng là Pháp, Nhật Bản, Đức, Singapore, Mỹ…Trong đó, nhập khẩu từ Pháp, Đức, Singapore, Trung Quốc, Italy…tăng mạnh. Ngược lại, nhập khẩu từ Nhật Bản, Mỹ… lại giảm đáng kể.
Đặc biệt, nhập khẩu từ Pháp trong tháng này tăng kỷ lục, kim ngạch nhập khẩu lên tới 11,6 triệu USD, chiếm tới 41% tỷ trọng nhập khẩu của cả tháng. Có thể nói, đây là thời điểm nhập khẩu mạnh nhất trong thời gian qua. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu từ thị trường này phần lớn là những dụng cụ y tế như: kim phẫu thuật, đèn phẫu thuật, Canun dùng phẫu thuật tim mạch…
Kim ngạch nhập khẩu Trang thiết bị y tế từ các thị trường trong 10 tháng năm 2008
Nhà cung cấp
T10/2008
% so với T9/2008
% so với T10/2007
10T2008
% so với 10T2008
Tổng nhập
28.498.605
43
67
203.168.881
34
Nhật Bản
4.011.212
10
-25
33.875.938
-17
Singapore
2.563.954
-33
21
28.601.193
-8
Đức
3.368.996
97
64
28.303.489
78
Tây Ban Nha
72.873
23
-78
24.055.304
3.863
Trung Quốc
1.099.648
-66
34
16.396.643
99
Pháp
11.643.944
4.293
2.065
14.420.364
350
Mỹ
1.143.251
-34
-14
11.226.493
-4
Malaysia
901.041
-28
-26
10.089.399
-9
Hàn Quốc
481.518
-30
18
5.483.107
13
Hồng Kông
511.624
55
-50
5.278.264
4
Italy
1.087.832
-33
830
5.032.446
188
Hà Lan
116.913
-50
-20
2.351.235
246
Thái Lan
221.122
96
-31
2.229.996
-29
áo
43.627
-51
92
2.170.681
567
Australia
3.659
-75
-91
2.002.295
407
Đài Loan
297.062
110
-34
1.956.589
12
ấn Độ
108.780
-7
-33
1.249.730
-38
Anh
95.994
709
37
997.079
28
Thuỵ Sỹ
91.636
-8
63
962.218
36
Đan Mạch
5.520
-83
*
949.078
98
Ixraen
103.015
-30
-47
926.320
48
Pakixtan
56.363
-33
-27
647.943
24
Bỉ
122.749
107
365
525.825
167
Thuỵ Điển
6.070
-91
100
512.090
38
Ba Lan
25.146
-7
325
433.980
-88
Phần Lan
72.529
-35
63
355.547
19
Braxin
62.376
39
464
350.037
155
Philipine
19.040
-76
57
343.020
153
Lituania
16.371
418
718
142.300
527
Thổ Nhĩ Kỳ
3.896
-65
*
129.061
83
Hunggary
9.896
15
-17
117.119
8
Triều Tiên
36.890
121
136
106.310
28
Đảo Cape Verde
69.700
*
*
69.700
*
New Zealand
502
*
*
55.821
877
Achentina
13.100
*
*
32.337
191
Campuchia
6.332
-30
*
31.025
3.082
Cộng Hoà Séc
4.425
212
53
18.069
-41
 

(Theo Vinanet)

  • 10 tháng năm 2008, nhập khẩu ván plywood nguyên liệu giảm 7% so với cùng kỳ năm ngoái
  • Kim ngạch nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu tháng 11 và 11 tháng đầu năm 2008
  • Kim ngạch nhập khẩu hoá chất tháng 11 và 11 tháng đầu năm 2008
  • Thị trường nhập khẩu bông của Việt Nam 11 tháng năm 2008
  • Nhập siêu tháng 11 giảm mạnh
  • Nhập khẩu gỗ bạch đàn tháng 10 và 10 tháng năm 2008
  • 9 tháng đầu năm 2008, nhập khẩu mặt hàng chỉ đạt trị giá 43,3 triệu USD
  • Tình hình nhập khẩu nguyên phụ liệu dược phẩm 10 tháng năm 2008
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo