Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu bông nguyên liệu của Việt Nam tháng 11/2008 đạt 25,1 ngàn tấn, trị giá 40,5 triệu USD, tăng 17,7% về lượng và 15,3% về trị giá so với tháng trước và tăng 79,6% về lượng và 116,8% về trị giá so với tháng 11/2007. Tính chung 11 tháng, giá trị nhập khẩu đạt 266,2 ngàn tấn, trị giá 416,4 triệu USD, tăng 35,6% về lượng và 68,4% về trị giá so với cùng kỳ.
Nhập khẩu từ Mỹ tháng 11/2008 đạt 11,6 ngàn tấn, trị giá 19,4 triệu USD. Tính chung 11 tháng, giá trị nhập khẩu đạt 106,7 ngàn tấn, trị giá 168,3 triệu USD, tăng 79,6% về lượng và 124,8% về trị giá so với cùng kỳ. Việt Nam nhập khẩu bông của Mỹ với số lượng lớn nhất trong các thị trường nhập khẩu bông.
Nhập khẩu bông từ Ấn Độ 11 tháng năm 2008 đạt 50,5 ngàn tấn, trị giá 77,7 triệu USD, tăng 80,4% về lượng và tăng 129% về trị giá so với cùng kỳ.
Đặc biệt, nhập khẩu bông từ Singapore 11 tháng đạt 13,7 ngàn tấn, trị giá 22,6 triệu USD, tăng 365,7% về lượng và 496,2% về trị giá so với cùng kỳ.
Đơn giá:
Giá bông nhập khẩu trung bình 11 tháng năm 2008 từ các thị trường dao động ở mức 960-1.777 USD/tấn, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tham khảo giá bông từ các thị trường trung tuần tháng 12/2008 tiếp tục giảm:
- Giá bông nhập khẩu từ các thị trường tiếp tục giảm nhẹ dao động từ 900-1.680 USD/tấn. Trong đó, giá bông nhập khẩu từ Ấn Độ giảm mạnh nhất, giảm 24% so với tháng trước, đạt 1.276 USD/tấn. Và giá nhập khẩu từ Singapore cùng xu hướng, giảm 15,7% so với tháng trước, đạt 1.340 USD/tấn.
- Bên cạnh đó, giá bông nhập khẩu từ Mỹ giảm nhẹ, đạt 1.638 USD/tấn.
- Ngoài ra, giá nhập khẩu từ một số thị trường khác như sau: từ Burkina Faso đạt 1.360 USD/tấn, từ Zambia đạt 1.600 USD/tấn, từ Tanzania đạt 1.617 USD/tấn.
Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lượng cung muối trong năm 2012 sẽ vượt cầu. Vì vậy, trước mắt Bộ Công Thương chỉ nên công bố hạn ngạch thuế quan nhập khẩu muối năm 2012 là 102.000 tấn.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tháng 10/2008 các doanh nghiệp đã nhập khẩu 27 nghìn m3 gỗ bạch đàn với kim ngạch nhập khẩu đạt 6,3 triệu USD, tăng 65% về lượngvà tăng 33% về trị giá so với tháng trước.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu mặt hàng chỉ của Việt Nam tháng 9/08 đang trong xu hướng giảm, giảm 14,5% so với tháng trước và giảm 20,9% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt trị giá 3,55 triệu USD. Tính chung, 9 tháng đầu năm 2008 nhập khẩu đạt trị giá 43,3 triệu USD, tăng 17,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
10 tháng đầu năm 2008, ước tính tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dược phẩm vào Việt Nam đạt khoảng 140 triệu USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước.
Trong tháng 9/2008, kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam từ Đài Loan đạt 532 triệu USD, tiếp tục giảm 29,6% so với tháng trước và giảm 4,3% so với tháng 9 năm ngoái. Tổng kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này 9 tháng năm nay đạt 6,6 tỷ USD, tăng 41,8% so với 9 tháng năm ngoái.
Kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của nước ta từ Nhật Bản trong 9 tháng đầu năm nay đạt hơn 6,2 tỷ USD, tăng 49% so với 9 tháng năm ngoái.
Hoạt động xuất nhập cảnh và xuất nhập khẩu (XNK) qua hệ thống cửa khẩu Lạng Sơn trong năm 2008 tăng mạnh với tổng kim ngạch hàng hoá XNK đạt trên 1 tỷ 500 triệu USD, tăng 59,3% so với năm 2007.
Trong tháng 10/2008, nhập khẩu phân bón về thị trường Nhật Bản tăng rất mạnh, tăng từ 368 tấn của tháng trước lên trên 36 ngàn tấn. Chủng loại phân bón nhập khẩu chủ yếu từ thị trường này là phân bón SA với giá nhập dao động từ 285 đến 357 USD/tấn. Tính chung 10 tháng năm 2008, nhập khẩu phân bón về từ thị trường này đạt gần 160 ngàn tấn, với trị giá 47,28 triệu USD, giảm 27,88% về lượng song vẫn tăng 47,02% về trị giá so với cùng kỳ năm 2007.
Khi kinh doanh tại các thành phố lớn ngày càng cạnh tranh gay gắt cùng nhu cầu tiêu dùng giảm, các đại gia điện máy đã mở cuộc "tiến quân" về tỉnh lẻ để “chiều” người dân ở quê.
Nhóm hàng điện tử viễn thông vẫn dẫn đầu nhóm ngành hàng xuất khẩu có “hàm lượng” FDI cao nhất và giá trị xuất khẩu thuộc hàng cao nhất. Tuy nhiên, hàm lượng FDI trong top 10 đã có sự sụt giảm đáng kể.
Tiểu thương tại đây hàng năm đều cam kết về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm, không bán hàng lậu và hàng nhái. Tuy nhiên, phần lớn đều cho rằng điều này rất khó khả thi.
Cục thống kê Tp.HCM vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2014 của thành phố đã tăng 0,12% so với tháng trước và tăng 5,47% so với cùng tháng năm trước. Như vậy, tính từ đầu năm, CPI đã tăng 1,22%, cao hơn gấp đôi mức tăng của năm 2013 (0,66%).
Hiện nay, cuộc xâm lấn của hàng giả đã khiến người ta phải nhìn nhận lại tiêu chí của sự xa xỉ và khiến nhà chức trách các nước trên thế giới đau đầu tìm cách dẹp bỏ.
Thành tích xuất khẩu của Việt Nam lẽ ra sẽ còn cao và hiệu quả hơn nữa nếu quản lý nhà nước khắc phục được những hạn chế về cơ sở hạ tầng, tệ tham nhũng, tính khó tiên liệu của chính sách, và tạo giá trị gia tăng cho hàng hoá.
Bằng nhiều cách, hàng hóa Thái Lan đang ngày càng chiếm lĩnh thị trường Việt Nam và trong tương lai không xa có thể là một thách thức lớn cho hàng Việt.
Giá cá trên thị trường toàn cầu đã tăng lên mức cao nhất mọi thời đại do Trung Quốc có nhu cầu ngày càng lớn đối với những loại hải sản cao cấp như cá ngừ và hàu, trong khi sản lượng đánh bắt có chiều hướng giảm sút.
Các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá bán lẻ ở Việt Nam vẫn là lĩnh vực hấp dẫn nhất. Dù không như đồn đoán ban đầu các tập đoàn lớn sẽ tràn vào nuốt chửng thị trường Việt Nam, nhưng chỉ nhìn vào tốc độ mở rộng của Big C, Metro, Lotte... vừa qua cho thấy sức ép cạnh tranh đang nóng lên từng ngày.
Lại tương tự giá thuốc, giá thực phẩm chức năng cũng đang “nhảy múa thoải mái” khi giá mua vào với giá bán ra chênh nhau tới cả chục lần! Thị trường thực phẩm chức năng đang phát triển mạnh mẽ. Nhưng các quy định về quản lý thực phẩm chức năng đang tỏ ra quá lạc hậu. Phần quản lý giá của mặt hàng này đang bị thả nổi hoàn toàn.
Tháng 4, nhập khẩu đạt con số 6,95 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch nhập khẩu 4 tháng qua lên hơn 24,8 tỷ USD. Với kim ngạch xuất khẩu 4 tháng là 20,1 tỷ USD, như vậy, nhập siêu những tháng đầu năm đã lên khoảng 4,7 tỷ USD, tương đương với hơn 23% kim ngạch xuất khẩu. Với cách làm như hiện nay, các chuyên gia cho rằng, mục tiêu kiềm chế nhập siêu dưới 20% trong năm nay là rất khó.
Mark Zimmeran – cựu cố vấn Chủ tịch Phòng thương mại của Mỹ ở Nhật Bản đã viết trong cuốn sách nổi tiếng “Làm ăn với người Nhật như thế nào” của ông: “việc nghiên cứu kỹ càng và nghiêm túc tâm lý người Nhật và cấu trúc xã hội của nước Nhật là cực kỳ cần thiết cho việc làm ăn có hiệu quả với người Nhật”.
Kim ngạch xuất khẩu quý I/2010 ước đạt 14 tỷ USD, giảm 1,6% so với cùng kỳ 2009. Kim ngạch nhập khẩu 3 tháng ước đạt 17,525 tỷ USD, tăng 37,6% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, nhóm hàng nguyên nhiên vật liệu cần nhập khẩu tăng 35,3%; nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu dự báo tăng khoảng 60,2% và nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu cũng tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sự phục hồi của kinh tế trong nước sẽ khiến nhu cầu nhập khẩu hàng hóa tăng, đặc biệt việc thực hiện giải ngân vốn FDI được dự báo tăng cao sẽ khiến nhập khẩu máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động đầu tư, xây dựng và sản xuất cũng sẽ tiếp tục gia tăng mạnh. Dự báo kim ngạch nhập khẩu năm 2010 ước đạt 74,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2009.
Hiệp định tự do thương mại ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) về nguyên tắc có hiệu lực từ 01/01/2010, có lộ trình cắt giảm tới gần 7.000 dòng thuế. Indonesia đã yêu cầu đàm phán lại với TQ về việc hoãn thực thi ACFTA. Việt Nam hầu như vẫn chưa có một bộ hàng rào kỹ thuật đầy đủ cho các ngành sản xuất trong nước. Mối lo nhập siêu gia tăng từ TQ và mối lo nhiều Doanh nghiệp VN mất thị trường nội địa là có cơ sở....
Theo Tổng cục Thống kê, nhập siêu năm 2009 ước tính lên tới 12,246 tỷ USD, con số này thấp hơn nhiều mức nhập siêu thực hiện lên tới 18,029 tỷ USD của năm 2008, nhưng tăng gần 250 triệu USD so với mục tiêu đề ra.
Để nâng cao giá trị gia tăng cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, góp phần phát triển bền vững nền kinh tế trong quá trình tham gia chuỗi giá trị cung ứng toàn cầu với những tiêu chuẩn ngày càng ngặt nghèo mà thị trường đặt ra, thì Việt Nam còn nhiều việc phải làm...
Xuất khẩu khoảng 25% tổng sản lượng gạo hàng năm, nhưng giá gạo xuất khẩu của Việt Nam ngày càng tụt dốc quá xa so với của Thái Lan trong thời gian qua, và những người nông dân vẫn không được hưởng lợi tương ứng với công sức của mình bỏ ra,....