Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thống kê thị trường nhập khẩu hoá chất tháng 8/2009

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 8/2009, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng hoá chất vào Việt Nam đạt trị giá 142,6 triệu USD, giảm 10% so với tháng trước và giảm 12,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, tính chung 8 tháng đầu năm 2009, tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này đã đạt 1,03 tỷ USD, tuy nhiên vẫn giảm 18,7% so với 8 tháng cùng kỳ năm 2008.

Dẫn nguồn thông tin Thương mại Việt Nam cho biết,  trong tháng 8/2009, Đài Loan là thị trường cung ứng hoá chất lớn nhất cho Việt Nam vượt qua Trung Quốc với 40,52 triệu USD, tăng 17,33% so với tháng trước và tăng 18,24% so với cùng kỳ năm ngoái. Đài Loan xuất sang Việt Nam nhiều loại hoá chất như: Vinyl Chloride Monomer dùng để sản xuất nhựa PVC; Acid Terephthalic; Methyl Methacrylate Monomer dùng để sản xuất Mica... Tính chung 8 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này đã đạt 238,1 triệu USD nhưng giảm 24,16% so với 8 tháng đầu năm 2008.

Với kim ngạch nhập khẩu đạt 35,6 triệu USD, Trung Quốc là thị trường cung ứng hóa chất lớn thứ hai của Việt Nam trong tháng. Các loại hóa chất được nhập khẩu từ thị trường này trong tháng chủ yếu vẫn gồm các loại hóa chất như Natri Tripolyphosphat (Na5P3010) dùng làm nguyên liệu sản xuất bột giặt; Soda Ash Dense (Na2Co3) dùng để sản xuất kính; các loại hoá chất công nghiệp... So với tháng trước đó, thì kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này giảm 6,89%; còn so với cùng kỳ năm 2008 thì lại giảm là 15,08%. Tính đến hết tháng 8/2009, kim ngạch nhập khẩu hóa chất từ Trung Quốc đạt xấp xỉ 264 triệu USD, giảm 18,19% so với 8 tháng cùng kỳ năm ngoái.

Bên cạnh đó, ngoài 2 thị trường lớn nêu trên thì nhóm các nguồn cung hoá chất lớn của Việt Nam còn bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia và Thái Lan. So với 8 tháng cùng kỳ năm 2008 thì nhìn chung 8 tháng đầu năm nay, chỉ có thị trường Thái Lan là thị trường duy nhất có sự tăng trưởng dương 34,59%; các thị trường còn lại đều có kim ngạch giảm sút đáng kể. Chủng loại hoá chất nhập khẩu từ những thị trường này chủ yếu vẫn là các loại hoá chất như hoá chất phóng xạ dùng trong y tế Drygen Generator 0.406Ci; nguyên liệu sản xuất hóa chất ngành dệt Ethyl Acrylate; Calcium carbonate Powder (Grade Holcal 2); Hoá chất xử lý nước thải Công Nghiệp Hydrogen Peroxide H2O2...

Thị trường nhập khẩu hóa chất trong tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2009

Thị trườngTháng 8/2009(USD)8T/2009(USD)So 8T/08(%)
Trung Quốc 35.582.367 263.957.044-18,19
Đài Loan 40.525.485 238.108.278-24,16
Hàn Quốc 10.742.039 74.882.767-13,90
Nhật Bản 10.195.002 73.957.021-29,59
Malaysia 8.526.600 70.753.330-6,98
Thái Lan 7.668.301 67.049.39834,59
Indonesia 2.558.580 44.778.956-12,88
Singapore 4.739.684 34.859.874-72,18
Hoa Kỳ 4.926.154 31.181.20438,48
ấn Độ 2.719.530 22.106.606-14,01
Bỉ 2.295.898 21.767.161148,38
Đức 2.181.568 19.107.41711,03
Pháp 1.666.506 12.985.784156,24
Hà Lan 1.868.697 6.981.86859,28
Australia 497.590 4.090.104-31,02
Nga 402.147 3.848.197-37,04
Hồng Kông 235.267 3.082.649-80,16
Italia 446.154 3.045.30128,91
Anh 420.023 2.548.161-7,83
Tây Ban Nha 350.222 2.275.72736,09
Ucraina  2.054.828 
Thụy Sỹ 178.924 1.958.777199,15
Nam Phi 414.919 1.805.453616,41
Arập Xêút 88.045 1.331.000-40,18
Braxin 36.540 580.56013,65

(Vinanet)

  • Thương mại Việt Nam – Tây Ban Nha 9 tháng năm 2009
  • Thương mại Việt Nam – Đan Mạch 9 tháng năm 2009
  • Tình hình nhập khẩu phân bón tháng 9 và 9 tháng 2009
  • Thị trường nhập khẩu phân bón tháng 9 và 9 tháng năm 2009
  • 8 tháng đầu năm 2009, kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam từ Braxin đạt 244,1 triệu USD
  • Thương mại Việt Nam – Indonesia 9 tháng năm 2009
  • 8 tháng đầu năm 2009, kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam từ Italia đạt 435,5 triệu USD
  • Thương mại Việt Nam – Séc 8 tháng đầu năm 2009
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo