Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tình hình nhập khẩu nguyên phụ liệu dược phẩm 10 tháng năm 2008

10 tháng đầu năm 2008, ước tính tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dược phẩm vào Việt Nam đạt khoảng 140 triệu USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước.

Giá nhập khẩu trung bình đă tăng gần 22% lên mức 25 USD/kg. Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các mặt hàng được nhập về là 3 nhóm nguyên liệu sản xuất thuốc kháng sinh, vitamin và hạ nhiệt – giảm đau – chống co thắt. Theo số liệu ước tính, trong tháng 10/2008, kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dược phẩm tăng nhẹ khoảng 8% so với tháng 9 lên mức 10,5 triệu USD.
 
Tham khảo một số nhóm hàng NPL nhập khẩu trong 10 tháng đầu năm 2008
Nhóm hàng
10 tháng/2008
SS 10 tháng/2007
L­ượng (Kg)
Trị giá (USD)
 L­ượng (%)
 Trị giá (%)
Kháng sinh
1.635.170
75.418.465
10,35
5,22
Vitamin
1.985.433
29.970.768
-6,04
28,53
Hạ nhiệt - giảm đau - chống co thắt
600.926
9.769.931
-44,86
0,44
Chống viêm
164.628
6.439.653
-21,88
23,54
Tiêu hóa
55.423
1.312.968
-50,37
-9,47
Tim mạch
18.715
1.295.493
-68,22
-14,15
Trị Aids
1.190
1.257.798
11,42
17,99
Lao & bệnh phổi
8.126
1.173.340
135,54
346,00
Phụ sản
1.085
1.041.300
3.517
189,25
Da liễu
54.364
943.675
355
55,26
Chuyển hóa dinh dư­ỡng
46.665
462.511
106,98
78,87
Giảm phù nề
275
361.293
77,42
-4,80
Dịch truyền
3.379
175.516
-66,00
95,78
Trị ho
2.000
22.000
1.150
-76,25
Thần kinh
300
10.605
*
*
Về cơ cấu mặt hàng nhập khẩu, 3 nhóm kháng sinh, vitamin và hạ nhiệt – giảm đau – chống co thắt tiếp tục giữ vững 3 vị trí dẫn đầu. Trong đó, chỉ duy nhất lượng nhập nhóm kháng sinh tăng nhẹ trong khi 2 nhóm còn lại đều giảm. Cụ thể, kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu kháng sinh trong 10 tháng đầu năm đạt 75,4 triệu USD, lượng nhập 1,63 nghìn tấn, tăng 5,2% về kim ngạch và 10,4% về lượng nhập khẩu. Các thị trường cung cấp kháng sinh lớn nhất vào nước ta là ấn Độ (chiếm 29,2% tổng lượng; 38,7% tổng kim ngạch); Trung Quốc (chiếm 35,9% tổng lượng; 26,2% tổng kim ngạch) và khu vực EU (chiếm 21,4% tổng lượng; 25% tổng kim ngạch). Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các loại kháng sinh được nhập về vẫn là những mặt hàng quen thuộc được nhiều công ty trong nước sản xuất như: Cephalexin (Monohydrate Compacted; Amoxicillin Trihydrate Compacted; Ampicillin Trihydrate; Cefaclor Usp …
Trong khi đó, nhóm Vitamin mặc dù đứng thứ nhì về kim ngạch nhưng vẫn dẫn đầu về lượng nhập khẩu. Trong 10 tháng qua, lượng nhập mặt hàng này đạt xấp xỉ 2 nghìn tấn với tổng trị giá 29,97 triệu USD, giảm nhẹ 6,04% về lượng và tăng 28,5% về kim ngạch. 2 thị trường cung cấp Vitamin lớn nhất là Singapore và Trung Quốc với kim ngạch lần lượt chiếm 45% và 34,6% tỷ trọng. Đáng chú ý nhất là thị trường Singapore, với mức tăng trưởng 0,3% về lượng và 41% về kim ngạch đã vượt qua Trung Quốc, vươn lên vị trí dẫn đầu trong nhóm thị trường cung cấp Vitamin vào nước ta.
Nhập khẩu nhóm hạ nhiệt – giảm đau trong năm nay giảm tới 45% về lượng, tuy nhiên do giá nhiều mặt hàng tăng cao, đặc biệt là những mặt hàng được nhập về nhiều như Panadol Granulation; Panadol Extra Granulation hay Paracetamol nên tính chung tổng kim ngạch vẫ tăng nhẹ 0,44% so với năm trước.
Lượng nhập khẩu 3 nhóm chống viêm, tiêu hoá và tim mạch cũng đã giảm mạnh nếu so với năm trước. Trong đó, nhóm tim mạch giảm mạnh nhất với tổng lượng nhập chỉ đạt 18,7 nghìn tấn, trị giá xấp xỉ 1,3 triệu USD, giảm 68% về lượng và 14% về kim ngạch.
Ngoài ra, nhập khẩu hầu hết những nhóm hàng còn lại như Trị Aids, Lao & bệnh phổi, phụ sản, da liễu … đều đạt tốc độ tăng trưởng khá cao. Tuy nhiên, đây đều là những nhóm hàng có lượng và kim ngạch tương đối thấp nên nhìn chung không ảnh hưởng nhiều đến tổng mức nhập khẩu chung.

10 tháng đầu năm, có 188 doanh nghiệp trên cả nước tham gia nhập khẩu trực tiếp nguyên phụ liệu dược phẩm vào nước ta, nhiều hơn cùng kỳ năm trước 7 đơn vị. Công ty cổ phần Dược Hậu Giang tiếp tục là đơn vị dẫn đầu về kim ngạch nhập khẩu với xấp xỉ 15 triệu USD, lượng nhập 318,5 tấn, tăng 17,1% về kim ngạch và 2,5% về lượng so với năm trước. Đứng ở 3 vị trí tiếp theo là công ty TNHH DSM Nutritional Products VN; công ty cổ phần XNK Y tế Domesco và công ty cổ phần Dược phẩm Sanofi Synthelabo VN với kim ngạch lần lượt đạt 10,2 triệu USD; 9,3 triệu USD và 7,3 triệu USD.


(Theo tin thương mại)

  • Số liệu nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam từ Đài Loan 9 tháng năm 2008
  • Kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của nước ta từ Nhật Bản tăng mạnh
  • Năm 2008, xuất nhập khẩu qua hệ thống cửa khẩu Lạng Sơn tăng mạnh
  • Thị trường nhập khẩu phân bón tháng 10, 10 tháng năm 2008
  • Tình hình nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ thị trường Mỹ tháng 10, 10 tháng năm 2008
  • Nhập khẩu mặt hàng bông của Việt Nam tăng cả lượng và trị giá
  • Nhập khẩu máy máy xúc quý III/2008: Máy hiệu Komatsu được nhập khẩu nhiều nhất
  • Nhập khẩu hàng hoá từ Trung Quốc tiếp tục hạ nhiệt
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo