Nhằm mục đích cung cấpthông tin và giới thiệu tới các doanh nghiệp trong nước về thị trường Ukraine,ngày 25/9, tại Hà Nội, Trung tâm Hỗ trợ Xuất khẩu thuộc Cục Xúc tiến thương mại Bộ Công Thương đã tổ chức hội thảo “Tiếp cận thị trường tiềm năng Ukraine,”một trong những thị trường tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam.
Bà Lê Hoàng Oanh, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ CôngThương) chobiết hiện Việt Nam vẫn chưa chiếm được vị trí quan trọng trong hoạt động xuấtnhập khẩu của Ukraine, trong khi đó quy mô xuất nhập khẩu của Ukraine đối vớinhững loại hàng hóa thuộc nhóm hàng hóa chiến lược của Việt Nam lại gia tăng ổnđịnh.
Cùng đó, hai nước đã ký kết trên 20 hiệp định về hợp tác kinh tế-thương mại gồmcó nhiều lĩnh vực quan trọng như vận tải biển, vận chuyển hàng không, văn hóa,giáo dục và khoa học, khuyến khích bảo vệ đầu tư, tránh đánh thuế hai lần... Tuynhiên, danh mục hàng xuất nhập khẩu giữa hai nước sẽ tăng lên nhiều lần nếu hoạtđộng trao đổi ngoại thương được cải thiện.
Đến nay đã có nhiều doanh nghiệp trong nước cũng như các doanh nghiệp Ukraine cónguyện vọng mở rộng hoạt động kinh doanh tại thị trường nước ngoài nhưng gặpphải hàng loạt các vấn đề bất cập như ngôn ngữ bất đồng, thiếu sự thông hiểu vềnền văn hóa của nước sử tại, sự các trở về địa lý, thiếu thông tin về hệ thốngpháp luật điều chỉnh các quan hệ trong hoạt động thương mại, thiếu thông tin vềnhu cầu của người tiêu dùng, về biến động giá cả thị trường, hàng hóa, dịchvụ...
Nhiều thông số trong bài toán tổ chức kinh doanh đang nằm trong tình trạng bấtđịnh gây tâm lý lo ngại về những rủi ro khó tránh nếu không có các giải pháp hợplý đáng tin cậy.
Theo thống kê, năm 2011, kim ngạch xuất khẩu giữa hai nước đạt gần 300 triệuUSD, trong đó chủ yếu là nhóm hàng nông lâm thủy hải sản như gạo, càphê, chè,các mặt hàng thủy sản, caosu tự nhiên, các sản phẩm ngành dệt may, giày dép,hàng thủ công mỹ nghệ, các loại hàng đồ gỗ, đồng thời nhập khẩu các mặt hàngphục vụ sản xuất trong nước như sắt thép, máy móc thiết bị và phụ tùng, các mặthàng hóa chất và phân bón cho sản xuất nông nghiệp.
Đối với lĩnh vực đầu tư của Ukraine vào Việt Nam, hết năm 2011, các nhà đầu tưUkraine có 10 dự án còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký là 23,273triệu USD, đứng thứ 59 trong tổng số 92 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tạiViệt Nam.
Đến nay, Ukraine đã đầu tư vào 6 trên tổng số 21 ngành theo hệ thống phân ngànhcủa Việt Nam. Trong đó, lĩnh vực vận tải kho vận đứng thứ nhất với một dự án;tiếp theo là lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo hai dự án; lĩnh vực hoạtđộng chuyên môn, khoa học công nghệ ba dự án...
Các nhà đầu tư Ukraine đầu tư vào hai hình thức là hình thức liên doanh sáu dựán và hình thức 100% vốn nước ngoài bốn dự án.
Đáng chú ý là Ukraine đã đầu tư vào 6/63 tỉnh thành của Việt Nam, trong đó đứngđầu tổng số vốn đầu tư là Thành phố Hồ Chí Minh có hai dự án; thành phố HảiPhòng một dự án; thành phố Hà Nội bốn dự án. Ngược lại Việt Nam cũng đã có nămdự án đầu tự tại Ukraine với tổng vốn đầu tư là 2.987.395 USD./.