Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chỉ ngừng xả quỹ, không giảm giá bán lẻ xăng dầu

Giá thế giới giảm, giá xăng dầu trong nước vẫn án binh bất động. Ảnh: Minh Tâm

Giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường thế giới tiếp tục giảm. Tuy nhiên, liên bộ Tài chính - Công Thương lần thứ hai liên tiếp chỉ yêu cầu doanh nghiệp đầu mối ngừng xả quỹ mặt hàng xăng, dầu diesel, mazut chứ không giảm giá bán lẻ.

Các doanh nghiệp đầu mối thì phân trần chưa có điều kiện giảm giá nhưng lại liên tục tăng hoa hồng cho đại lý.

Giữ nguyên giá bán lẻ

Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online ngày 7-11, đại diện nhiều doanh nghiệp đầu mối cho biết, việc điều chỉnh ở thị trường xăng dầu đã được thực hiện vào hôm qua, 6-11 theo yêu cầu của Bộ Tài chính ở văn bản 15448 gửi doanh nghiệp đầu mối.

Theo đó, trên cơ sở so sánh giá cơ sở và giá bán lẻ hiện hành, liên bộ Tài chính - Công Thương quyết định giữ nguyên giá bán lẻ, thuế suất thuế nhập khẩu, trích quỹ bình ổn như hiện hành. Song song đó, giảm mức sử dụng quỹ (xả quỹ) của các mặt hàng xuống.

Cụ thể, mặt hàng xăng không còn được sử dụng quỹ bình ổn, tức giảm từ 300 đồng/lít trước đó xuống 0 đồng, giống với dầu mazut. Trong khi đó, dầu diesel, dầu hỏa giữ nguyên mức sử dụng quỹ, lần lượt là 300 đồng/lít và 500 đồng/lít.

Bên cạnh đó, liên bộ quyết định khôi phục lại toàn bộ phần lợi nhuận định mức 300 đồng/đơn vị cho các sản phẩm. Thời gian áp dụng từ 19 giờ ngày 6-11.

Lý giải về quyết định này, liên bộ Tài chính - Công Thương dẫn chứng, giá cơ sở bình quân 30 ngày, tính từ 7-10 đến 5-11 đang thấp hơn giá bán hiện hành từ 31 đồng đến 248 đồng đối với mặt hàng xăng RON 92 và dầu mazut. Còn mặt hàng dầu diesel và dầu hỏa thì giá cơ sở vẫn cao hơn giá bán lẻ lần lượt 297 đồng và 464 đồng. Nếu được sử dụng quỹ bình ổn như cũ, doanh nghiệp đầu mối đang lãi từ 3 đến 331 đồng/lít, kg xăng dầu các loại.

Ông Đặng Văn Sang, Tổng giám đốc Công ty TNHH Dầu khí TPHCM (Saigon Petro), nói quyết định của liên bộ như vậy nghĩa là đã giảm giá cho người tiêu dùng, tất nhiên không trực tiếp mà gián tiếp qua việc giảm mức sử dụng quỹ (giảm gánh nặng cho quỹ bình ổn).

Còn ông Trần Ngọc Năm, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) thì nói, doanh nghiệp thực hiện theo điều hành của liên bộ và liên bộ tính toán giá hàng ngày.

Cũng theo ông Năm, ở thời điểm hiện tại, doanh nghiệp không có điều kiện để giảm giá bán lẻ cho người tiêu dùng bởi các mặt hàng dầu diesel, dầu hỏa vẫn phải dùng đến công cụ tài chính. Bên cạnh đó là phải chấp hành theo các quyết định điều hành của liên bộ. “Nếu thời gian tới, giá thế giới có giảm nữa thì ngừng sử dụng quỹ bình ổn đối với dầu diesel, dầu hỏa thôi”, ông Năm nói.

Ông Lê Xuân Trình, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) thì nói với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online rằng, giá thế giới thời gian qua diễn biến bất thường, vài bữa giảm rồi lại quay đầu tăng, tức không thể hiện xu hướng giảm rõ rệt.

Trong khi đó, theo Bloomberg, giá xăng tại thị trường Singapore tại phiên giao dịch đầu tuần lại sụt giảm mạnh, trái ngược xu hướng tăng giá của dầu thô.

Trong đó, giá xăng A92 giao ngay giảm 2,36% xuống còn 109,55 đô la Mỹ/thùng. Tương tự, giá xăng A95 mất tới 2,31%, lùi về mức 112,24 đô la Mỹ/thùng. Đây là mức thấp nhất kể từ ngày 12-7 (thời điểm xăng A95 được giao dịch ở mức 110,6 đô la Mỹ).

Tăng chiết khấu cho đại lý

Khẳng định không đủ điều kiện giảm giá bán lẻ cho người tiêu dùng nhưng chính các doanh nghiệp đầu mối thừa nhận đã tăng mức chiết khấu cho đại lý lâu nay.

Về con số của quỹ bình ổn ở thời điểm hiện tại là bao nhiêu mà Bộ Tài chính từng cho biết đang âm, đại diện các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối từ chối cho biết con số cụ thể.

Như ông Năm của Petrolimex chỉ nói, con số này biến động hàng ngày và rất khác nhau ở các doanh nghiệp, phụ thuộc vào việc thời gian hình thành trước đó cũng như cơ cấu mặt hàng.

Lãnh đạo của một doanh nghiệp đầu mối phía Nam không nói con số cụ thể với lý do phải cạnh tranh nhưng khẳng định đã tăng so với thời điểm đầu tháng 9.

Tương tự, ông Năm nói rằng khi giá thế giới dễ chịu hơn, doanh nghiệp có điều kiện hơn cũng đã tính đến lợi ích của khách hàng. Tuy nhiên, không thể công bố con số chung vì các địa bàn, các vùng khác nhau áp dụng mức khác nhau.

Thông tin tăng mức hoa hồng cũng được các đại lý bán lẻ xăng dầu xác nhận. Anh Quyền, một chủ đại lý bán lẻ của thương hiệu Petec tại huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết, từ 3 ngày nay, hoa hồng đã được thương nhân đầu mối tăng lên mức 500 đồng/lít (tính đến kho của đại lý).

Trước đó chừng 10 ngày thì là 450 đồng/lít. Nếu so với thời điểm ngày 11-9, hoa hồng ở mức 300 đồng thì chiết khấu đợt này cao hơn hẳn khiến đại lý “dễ thở”.

Anh Nguyễn Văn Thường, quản lý cây xăng Hoàng Nguyên, quận Bình Thạnh, TPHCM cũng cho biết, chiết khấu của đầu mối PV Oil cũng đã tăng khá lâu nay.

(TBKTSG Online)

  • Loay hoay bài toán tiêu thụ đường
  • Giá lúa gạo giữ đà tăng
  • Cảnh báo nhập siêu toàn diện từ Trung Quốc
  • Giá sữa Việt Nam cao hay thấp?
  • Thị trường gas: Chưa hết chuyện buồn
  • Trung Quốc giảm mua, ngao tắc đầu ra
  • Xuất khẩu cà phê về đích sớm
  • Tăng giá than 40%: Thêm áp lực tăng giá điện
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo