Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Có thể xảy ra “sốt” giá đường

picture
Niên vụ mía đường 2010/2011 toàn ngành đã ép được 1,15 triệu tấn đường, cao hơn năm trước trên 260 nghìn tấn.

Cục Chế biến Thương mại Nông lâm thuỷ sản và nghề muối (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho rằng nếu việc cấp phép nhập khẩu đường không được tiếp tục, công tác kiểm soát đầu cơ không tốt, khi giáp vụ giá đường có thể lên cơn “sốt”.

Báo cáo về tình hình sản xuất, kinh doanh của một số mặt hàng thiết yếu trong buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ngày 18/7, bà Trần Thị Miêng, Phó cục trưởng Cục Chế biến Thương mại Nông lâm thuỷ sản và nghề muối cho hay, tính đến ngày 11/7, các nhà máy mía đường trên cả nước đã kết thúc vụ sản xuất mía đường niên vụ 2010/2011. Vụ này toàn ngành đã ép được 1,15 triệu tấn đường, cao hơn năm trước trên 260 nghìn tấn.

Lượng tồn kho tại các nhà máy đến thời điểm trên cũng cao hơn cùng kỳ năm 2010 là khoảng 293 nghìn tấn.

Trong số 250 nghìn tấn đường nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan đã được Bộ Công Thương cấp phép hồi đầu năm, các doanh nghiệp mới nhập về là 93 nghìn tấn, lượng còn lại là 143 nghìn tấn.

Về tiêu thụ, lượng đường các nhà máy bán ra từ đầu vụ đến nay là khoảng 1,05 triệu tấn, so với năm trước lượng bán tăng là 240 nghìn tấn. Trong đó có khoảng 100 nghìn tấn xuất đi Trung Quốc.

Tại các nhà máy, thời điểm này đường trắng loại 1 (đã có VAT) đang được bán ra phổ biến ở mức 18.300 – 18.500 đồng/kg, tăng khoảng 6 - 10% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi, giá đường xuất khẩu đi Trung Quốc thời gian gần đây lại giảm từ 20.500 – 21.000 đồng/kg xuống mức 19.000 đồng/kg. Điều này đã khiến các đơn vị không còn “mặn mà” với việc xuất khẩu do không có lãi.

Cân đối cung cầu, Cục Chế biến Thương mại Nông lâm thuỷ sản và nghề muối nhìn nhận lượng cung đường hiện nay là gần 450 nghìn tấn (kể cả lượng đường đã được cấp hạn ngạch nhưng chưa nhập khẩu), nếu không có tác động giá đường trên thế giới thì giá đường trong nước từ nay đến tháng 10/2011 sẽ ổn định.

Tuy nhiên, hiện nay giá đường Thái Lan có xu hướng tăng nên giá đường trong nước cũng có xu hướng tăng. Mặt khác lượng đường lưu kho hiện nay không lớn, lượng đường luân chuyển cuối vụ thấp nên dễ xảy ra sốt giá vào tháng 10, tháng 11 khi ngành mía đường chuẩn bị bước vào niên vụ mới.

Trước dự báo này, Cục đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có ý kiến để Bộ Công Thương tiếp tục cho phép nhập khẩu lượng đường đã cấp hạn ngạch năm 2011 nhằm tạo tâm lý yên tâm về nguồn cung đường tránh đầu cơ, gây đột biến về giá trong thời gian tới.

Tuy nhiên, nguồn tin của VnEconomy từ Bộ Công Thương cho hay, trên thực tế các doanh nghiệp gần đây đã được Bộ này tiếp tục cấp phép nhập khẩu đường, nhưng do giá đường trên thế giới hiện đang đứng ở mức cao nên hầu như các đơn vị vẫn “án binh bất động”.

(Theo Vneconomy)

  • Hàng thiết yếu: Chưa có cách giảm nhiệt
  • Bất ngờ từ việc Trung Quốc săn lùng nông sản Việt Nam
  • 1kg vải thiều = 2 ly trà đá
  • Nỗ lực “hạ nhiệt” giá thịt lợn
  • Giá cà phê trở về mốc 49 triệu đồng/tấn
  • Èo uột doanh số ôtô trong nước tháng 6
  • Giá cà phê trong nước tăng trở lại 600.000 đồng/tấn
  • 'Thịt lợn tăng giá không phải vì Trung Quốc thu gom'
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo