Hàng loạt nông sản ở ĐBSCL đang phải bán dưới giá thành, dù là sản phẩm chiến lược của ngành nông nghiệp hay đặc sản, khiến nông dân khốn đốn. Một số nông dân loay hoay tìm đường bằng cách “theo thương lái Trung Quốc”.
Bán dưới giá thành
Ông Lê Thành Quân, một đại gia nuôi cá tra ở xã An Nhơn (Châu Thành, Đồng Tháp), cân cá bán cho Cty Cổ phần Thuỷ sản Bình An ở Cần Thơ mà nét mặt kém tươi. “Bây giờ bán được cá tra cũng là may vì rất nhiều người đang không bán được, nhưng bán dưới giá thành nên không thể tươi”, ông Quân nói.
Ở xã Long Thạnh (Phụng Hiệp, Hậu Giang), nhiều nông dân đã đốn mía để trồng sương sáo (thường để làm thạch sương sáo, giải khát) theo lời hứa hẹn của thương lái Trung Quốc. Ông Trần Văn Huệ ở ấp Long Trường 3, xã Long Thạnh, cho biết vừa phá 0,1 ha mía để trồng sương sáo. “Mới trồng thử, nếu được giá tôi sẽ phá hết mía để trồng sương sáo Ông Trần văn Huệ |
Giá cá tra ngày 9/5, ông Quân bán tại hầm 21.300 đ/kg, trong lúc giá thành 22.000 đ/kg. Ông kể, trước khi Mỹ công bố thuế chống bán giá lần thứ 8 hồi giữa tháng 3/2013, giá cá tra còn cho lời 500 – 700 đ/kg nhưng sau đó thì giá tuột xuống 20.000 đ/kg, nay mới nhích lên nhưng bán rất khó.
Ông Đoàn Văn Hạnh, 28 tuổi, trồng 0,3 ha dưa hấu ở xã Đông Phước A (Châu Thành, Hậu Giang), ngậm ngùi: “Thời tiết không thuận nên năng suất thấp, sau 2 vụ, tôi lỗ hơn 5 triệu”. Láng giềng ông Hạnh là ông Đoàn Thanh Khuyên trồng 0,2 ha dưa hấu, than thở: “Tôi mới lên liếp trồng dưa hấu, còn hơn nửa tháng nữa mới thu hoạch nhưng thương lái đến trả 2.500 - 2.600đ/kg, coi như lỗ chắc”.
Bên tỉnh Tiền Giang, dưa hấu cũng đang tuột giá, loại 1 từ hơn 10.000 đ/kg xuống còn 4.000 - 5.000 đ/kg, loại 2 chỉ 2.000 - 2.500 đ/kg. Ông Nguyễn Thành Đạt trồng 0,5ha dưa hấu ở xã Thạnh Lộc (Cai Lậy, Tiền Giang) cho rằng, do cung vượt cầu, khi làm lúa không lời thì bà con cố tìm cây màu xen vào, năm nay đổ xô trồng dưa hấu nên giá rẻ mà còn khó bán.
Chúng tôi sẽ tuyên truyền cho người dân hiểu khi làm ăn với thương lái Trung Quốc, để tránh xảy ra tình trạng như 4 năm trước Chủ tịch UBND xã Long Thạnh Lê Hoàng Mến |
Ông Nguyễn Văn Tư, một nông dân trồng mía ở thị trấn Cù Lao Dung (Cù Lao Dung, Sóc Trăng), cho biết thương lái mua tại ruộng chỉ 700-800 đ/kg, giảm so với năm trước hơn 20%, trong lúc chi phí đầu vào tăng cao nên nông dân lỗ.
Ở tỉnh Hậu Giang, diện tích trồng mía năm nay giảm hơn 700 ha, dù tỉnh đầu tư ngân sách 180 tỷ đồng xây dựng hệ thống đê bao ngăn lũ ở vùng mía Phụng Hiệp và Cty Cổ phần Mía đường Cần Thơ bao tiêu 700.000 tấn. Giá mía giảm liên tục từ đầu vụ vì giá đường giảm.
Theo thương lái Trung Quốc
Cùng ấp Long Trường 3, bà Diệp Thị Cúc, 63 tuổi, dẫn PV Tiền Phong ra khoe ruộng sương sáo xanh mượt. Bà cho biết lý do: “Có thương lái tên Tùng quê Châu Đốc trên An Giang, khen sương sáo của tôi trồng lá to, tốt hơn sáo ở bên Trung Quốc, nên cùng thương lái Trung Quốc hứa mua để đem về bển trộn với hàng của Trung Quốc bán cho được giá”.
Nghe bà Cúc phấn khởi “tính cua trong lỗ”, PV Tiền Phong hỏi bà có biết rõ về thương lái tên Tùng cùng các thương lái Trung Quốc và có hợp đồng bao tiêu sản phẩm không? Bà Cúc trả lời: “Tùng là người làm ăn uy tín, lâu năm nên tôi không sợ, ngoài ra còn có bà Năm Bỉ quê Rạch Gòi mua cạnh tranh nữa”.
Thế nhưng, ở xã Long Thạnh đã có bài học đáng buồn về trồng sương sáo “bán cho thương lái Trung Quốc”. Ông Lê Văn Tới, 43 tuổi, ở ấp Long Trường 2, kể năm 2009, thấy nhiều người trong ấp trồng sương sáo nên phá 0,4ha mía để trồng theo. “Vụ đầu thương lái mua xô giá 18.000đ/kg, vụ sau xuống còn 4.000đ/kg mà không bán được nhiều. Nhà tôi và nhiều nhà trong ấp phơi khô chất đống trong nhà để chờ đợi, lâu ngày không có người mua nên bỏ luôn”.
Ông Lê Hoàng Mến, Chủ tịch UBND xã Long Thạnh, nói có biết một vài hộ trồng sương sáo nhưng diện tích bao nhiêu thì chưa thống kê được.
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com