![]() |
Nhóm công nghiệp chế biến vốn có tỷ trọng lớn nhất lại là nhóm âm lớn nhất |
Kết thúc quý I/2010, theo các số liệu công bố tình hình xuất nhập khẩu vẫn còn những vấn đề đáng lo ngại. Kim ngạch xuất khẩu quý 1/2010 giảm -1,6% so với cùng kỳ 2009.
Kim ngạch xuất khẩu hai tháng đầu năm chỉ tăng 0,1% so với cùng kỳ năm ngoái nên không đạt kỳ vọng. Song đến tháng 3 lại thêm giật lùi. Kết cục cả quý mới xuất được 14 tỷ USD, chỉ bằng 98,4% quý một 2009.
Cả thảy ba nhóm hàng xuất khẩu đều sa sút, trong đó nhóm công nghiệp chế biến vốn có tỷ trọng lớn nhất lại là nhóm âm lớn nhất, tới 9,6%. Trong khi đó nhóm các doanh nghiệp 100% vốn trong nước giảm 25%.
Theo phân tích của các chuyên gia kinh tế, những nhóm hàng xuất khẩu thường chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm khó có thể tăng nhiều so với năm 2009; một số nhóm hàng khác (như đá quý, kim loại) không có yếu tố tăng đột biến như năm 2009, nhất là khi Hiệp hội kinh doanh vàng đang đề xuất đưa các mặt hàng này ra khỏi nhóm hàng xuất khẩu.
Chẳng hạn, đối với các mặt hàng nông lâm thuỷ sản vốn được coi là thế mạnh của VN cũng đang gặp khó khăn. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 3/2010 ước đạt 1,1 tỷ USD, trong đó các mặt hàng nông sản chính đạt 631 triệu USD, các mặt hàng lâm sản đạt 205 triệu USD, thủy sản thu về 230 triệu USD. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 3 tháng đầu năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm sản toàn ngành ước đạt 3,49 tỷ USD, giảm 3,92% so với cùng kỳ, trong đó các mặt hàng nông sản chính đạt hơn 1,9 tỷ USD giảm 11,01%, các mặt hàng lâm sản đạt 706 triệu USD tăng 15,35%, thủy sản đạt 771 triệu USD tăng 3,02%.
Ví dụ: Cà phê, niên vụ 2009 - 2010 sản lượng giảm khoảng 20 - 30% , bù lại vào vụ thu hoach thời tiết tốt nên chất lượng được xem là khả quan nhất trong 5 năm trở lại đây, song giá thu mua lại thấp, thấp nhất trong vòng 4 năm qua, bởi giá xuất khẩu cũng xuống, mà có lẽ một trong các nguyên nhân khá dài là áp dụng phương thức mới. “Bán hàng trừ lùi” (ký hợp đồng mua bán kỳ hạn không chốt giá) đáng ra tiến bộ hơn phương thức “Giao ngay” (chốt giá ngay thời điểm ký hợp đồng). Song do công tác dự báo thị trường của ta còn yếu, doanh nhân chưa đủ kinh nghiệm nên bị các quỹ đầu cơ nước ngoài thao túng, hạ giá cà phê trong thời điểm ta giao hàng, khiến đã có dự kiến kim ngạch cà phê năm nay chỉ đạt 1 tỷ USD, giảm khoảng 40% so với năm ngoái.
Kinh tế thế giới mới bước qua cơn khủng hoảng nên xu hướng hiện nay vẫn tiết kiệm, giảm tiêu dùng, điều này làm cho khối lượng xuất khẩu giảm. Bên cạnh đó, hàng loạt yếu tố bất lợi đang rình rập: thời tiết khác thường; nguy cơ thiếu điện trong quý tới; khả năng tăng giá các mặt hàng ảnh hưởng đến chi phí đầu vào như xăng dầu, điện; lãi suất tăng… sẽ tạo áp lực rất lớn lên các doanh nghiệp cũng như mục tiêu xuất khẩu tăng trên 6% như mục tiêu đã đề ra. Vì vậy rất cần sự điều hành linh hoạt của Chính phủ, đặc biệt là đối với các mặt hàng có ảnh hưởng lớn đến chi phí đầu vào như: điện, xăng dầu…
(Theo Phan Nam // Diễn đàn doanh nghiệp)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com