Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ô tô nhập khẩu 'mốc meo' vì liên tục dính phốt

Cơn ác mộng thu hồi xe vì lỗi kỹ thuật vẫn chưa chấm dứt và mới đây nhất là Lexus GX 460, Acura ZDX 2010. Các nhà nhập khẩu ô tô của Việt Nam lao đao, loay hoay với hàng tồn.

Hẩm hiu phân khúc xe sang

Với trị giá trên 50.000USD/xe, thương hiệu nổi tiếng nhưng lại bị dính phốt kỹ thuật, nhiều mẫu xe sang đang trở nên ế ẩm, mốc meo vì tồn đọng.

Anh Nguyễn Mạnh Hà, chủ của Sơn Tùng Auto ngán ngẩm: “Suốt từ Tết ra, dân bán xe chúng tôi toàn ngồi chơi!”

Mỗi tuần, cả showroom từng rất đình đám khi trình làng như mẫu xe sang tiền tỷ này cũng chỉ bán được 1 chiếc xe. Tuần nào khá lắm thì bán được 2 chiếc. Cả một tháng, doanh số bán xe thật sơ sài: 3- 4 chiếc. Trong khi đó, cuối năm 2009, có ngày, showroom Sơn Tùng cũng đã giao một lúc tới 3- 4 chiếc xe cho khách.
 
Chủ yếu, mấy chiếc xe bán được là mẫu Audi A4, Audi A5 là xe đã qua sử dụng, trị giá tầm 78.000USD, hoặc xe gầm cao, 2 cầu, được giảm thuế nhập khẩu từ 81% xuống 77% như mẫu Lexus LX 350.

Còn những mấu xe từng rất “hot”, bán chạy hồi năm 2009 như Camry hay mẫu Lexus GX 460 thì giờ đây, im ắng người hỏi thăm.

Ngay cả mẫu xe Venza, trị giá hơn 60.000USD, nhưng vì đã được “mua nhiều” trong năm 2009 nên sang đầu năm nay, cũng bị chững lại hẳn. Không ít nhà nhập khẩu thấy bán tốt quá, đã trót nhập Venza về nhiều, giờ đang phải tìm cách đẩy xe tồn.

Ông chủ showroom này dự đoán: Riêng các mẫu bị dính phốt của Toyota thì ít nhất, tới tháng 8-9, sẽ không có thêm cái nào về Việt Nam cả. Hơn nữa, tất cả dòng xe bị lỗi này đã bị dừng đăng kiểm.

"Thông tin mới nhất là Lexus GX 460 bị cảnh báo có vấn đề. Vì vậy, chúng tôi cũng sẽ không nhập những dòng như vậy nữa".

Lý giải thêm về  sự đi xuống của phân khúc xe sang, anh Trung, quản lý của Nam Trung Auto đánh giá: Thuế, phí tăng thì xe càng có giá trị cao, mức chi phí đội lên lại càng lớn. Sau suy giảm kinh tế, nhiều đại gia cũng phải suy xét chuyện chơi xe tiền tỷ, để móc hầu bao một cách thiết thực hơn.

Trên thực tế, “đại gia” mua xe sang, cũng là mua trả góp thôi. Nhưng năm nay, ngân hàng khó khăn, không bảo lãnh nữa thì họ cũng không mua nữa, anh  Trung nói.

Xác nhận thông tin này, anh Tuấn, một chủ bán buôn ôtô cho hay: Từ đầu năm đến nay, xe sang về Việt Nam ít lắm. Chẳng hạn như Mercedes Benz, BMW, riêng tháng 3 vừa rồi, chỉ vài ba chiếc nhập cảng Việt Nam.

Loay hoay với hàng tồn

Các chuyên viên kinh doanh ô tô nhận định: Dù phí, thuế tăng lên thì những mẫu xe dưới 50.000USD, nhất là những dòng chỉ 20.000-30.000USD/xe, sẽ không chịu tác động đội phí nhiều nên vẫn còn bán tạm được.

Trong khi, những dòng xe sang vẫn phải giữ giá như Camry, Venza, Lexus, Santafe… thì những mẫu xe hạng trung của Hàn lại tăng giá nhẹ.

Ví dụ, mẫu Hyundai I30 tăng 1.000- 1.500USD, lên 32.000- 33.000 USD/xe, Kia Forte tăng 1.000-2000 USD/xe. Đơn giản bởi, giữa lúc xe sang bị tai tiếng về kỹ thuật, hẩm hiu không ai hỏi tới thì những mẫu xe này vẫn còn bán được, “trội” hơn hẳn về sức tiêu thụ.

Tuy nhiên, các chuyên gia về xe Hàn vẫn than thở: gọi là bán được, nhưng là bán lặt vặt, bán túc tắc.

Với HG Auto, nơi chuyên bán xe Hàn, được biết năm ngoái, chỉ có 2 showroom nhưng bán được tới khoảng 60 chiếc xe trong quí 1. Nhưng năm nay, công ty này mở tới 4 showroom tại Hà Nội nhưng chỉ bán khoảng 30 chiếc xe.

Theo đánh giá của anh Tuấn, nhiều showroom ô tô hiện nay vẫn đang phải bán hàng tồn, nhập về từ năm 2009. Trên thị trường, đã có những nhà nhập khẩu tồn xe tới 3-4 tháng nay.

Có trường hợp nặng nhất là tồn 30-40 xe. Có showroom chỉ tồn 10 xe, nhưng lại là xe sang.Ước tính, tổng trị giá hàng tồn có thể lên tới 500.000- 600.000USD.

Do đó, nhà nhập khẩu hiện nay đều phải bán ở mức giá vừa phải, đủ hòa vốn để đẩy hàng tồn. Các showroom đang phải liên kết, mua lại, luân chuyển xe của nhau khi gặp khách.

Phương án này còn rẻ hơn là đi nhập xe mới, với một mức giá trị tính thuế tối thiểu tăng từ 500 – 5000USD/xe vừa qua, anh Tuấn cho biết.

Theo một nhân viên của HG Auto tính toán, xe Hyunda I 30 có giá 32.000- 33.000USD, Santafe có giá 52.000- 53.000USD là do xe lô cũ. Còn nếu nhập mới, giá xe có thể là 34.000-35.000USD/xe, sẽ không bán nổi khi nhu cầu đang ít.

Lại chờ tín hiệu phí trước bạ


Để hâm nóng thị trường, nhiều nhà nhập khẩu đang trông chờ vào cú hích “thay đổi” thuế, phí sắp tới.

Cho tới thời điểm này, Hà Nội đang bàn thảo việc sẽ tăng phí trước bạ ô tô từ 12 % lên 15%. Phí biển xe hiện nay là 2 triệu đồng/biển. Bộ Tài chính đã trình khung sẽ tăng lên và tối đa là 20 triệu đồng/biển, tức gấp 10 lần so với hiện nay.

Do đó, nếu có một “mốc” thời gian áp dụng tăng phí này, chắc chắn, trên thị trường sẽ lại tái diễn cảnh mua xe chạy phí. Đặc biệt, những dòng xe sang. Giả dụ, LX 350 nếu tăng phí trước bạ, sẽ phải nộp hơn 300 triệu đồng. Khách hàng do đó có thể sẽ phải quyết nhanh việc sắm xe.

Bên cạnh đó, như ông chủ của Sơn Tùng Auto nhấn mạnh, việc tìm kiếm những mẫu xe tiền tỷ để giới thiệu cho thị trường  Việt Nam sẽ phải tính toán lại. Trước tiên, các nhà nhập khẩu sẽ phải chọn những mẫu xe không bị dính phốt, một là để tránh “oan gia” sau này, hai là để thay thế những dòng đã bị tai tiếng trước đó.

(Vietnamnet)

  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 125 tỷ USD
  • Tôm vào Mỹ gồng mình cõng thuế
  • Việt Nam đang bỏ xa Thái Lan về xuất khẩu gạo
  • Xuất khẩu cao su giảm mạnh
  • Xuất khẩu chè đạt 24 nghìn tấn
  • Giá gạo xuất khẩu tăng
  • Thị trường xuất khẩu gạo: Diễn biến phức tạp
  • Xe hơi nhập khẩu: Ế hàng
  • Xuất khẩu chè tăng cả lượng và giá
  • Quý II, Việt Nam sẽ xuất khẩu khoảng 2 triệu tấn gạo
  • Nhập khẩu xăng dầu các loại của Việt Nam 2 tháng đầu năm 2010 giảm về lượng nhưng tăng về trị giá
  • Xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Nhật Bản 2 tháng đầu năm 2010 tăng 25,1% về trị giá
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo