Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cần ghi nhãn cho thực phẩm biến đối gen

picture
Việc quản lý thực phẩm biến đối gen hiện còn nhiều quan điểm khác nhau.

Quy định ghi nhãn đối với thực phẩm biến đổi gen là nội dung được tập trung thảo luận khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật An toàn thực phẩm, chiều 15/4.

Tập hợp ý kiến đóng góp từ các đoàn đại biểu Quốc hội cho thấy đa số đề nghị cần quy định phải ghi nhãn đối với tất cả thực phẩm biến đổi gen. Có ý kiến cho rằng chỉ cần ghi nhãn thực phẩm biến đổi gen khi tỷ lệ nguyên liệu biến đổi gen từ 3% trở lên để giảm bớt chi phí về ghi nhãn và phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Đặng Vũ Minh cho biết, trên thế giới hiện còn 2 loại quan điểm khác nhau về quản lý đối với loại thực phẩm này. Khối các nước trong Liên minh châu Âu thì quản lý chặt chẽ thực phẩm biến đổi gen, thực phẩm có tỷ lệ nguyên liệu biến đổi gen trên 0,9% đều phải ghi nhãn.

Một số nước như Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc... thì quy định ghi nhãn đối với sản phẩm có tỷ lệ nguyên liệu biến đổi gen cao hơn mức giới hạn, dao động từ  1% đến 5% trở lên tùy theo từng nước.

Mỹ, Argentina, Canada, Malaysia, Philippin và một số nước khác thì  không quy định phải ghi “thực phẩm biến đổi gen” trên nhãn thực phẩm. Việc quản lý thực phẩm này áp dụng như đối với thực phẩm thông thường.

Tuy nhiên, Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu nông sản, thực phẩm lớn trên thế giới, ngành công nghệ sinh học, đặc biệt công nghệ gen ở Việt Nam còn mới mẻ nên việc sản xuất, chế biến thực phẩm biến đổi gen còn đang ở giai đoạn nghiên cứu; thực phẩm biến đổi gen chủ yếu là hàng nhập khẩu.

Vì vậy, dự thảo luật quy định: đối với thực phẩm biến đổi gen hoặc nguyên liệu thực phẩm biến đổi gen, phải ghi rõ trên nhãn dòng chữ "Biến đổi gen". Căn cứ vào kết quả nghiên cứu khoa học về mức độ an toàn của thực phẩm biến đổi gen và khả năng phân tích của các phòng thí nghiệm, Chính phủ quy định cụ thể việc ghi nhãn đối với thực phẩm biến đổi gen, lộ trình thực hiện, loại thực phẩm biến đổi gen và mức tỷ lệ nguyên liệu biến đổi gen.

Thống nhất về việc ghi nhãn cho thực phẩm biến đổi gen và giao cho Chính phủ quy định cụ thể, song một số ý kiến cho rằng không nên phụ thuộc vào những căn cứ như đã nêu vì không đảm bảo tính khoa học.

Bên cạnh nội dung trên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho ý kiến về một số vấn đề còn có ý kiến khác nhau như: phân công trách nhiệm của các bộ trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, thanh tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm, quản lý an toàn thực phẩm đối với thực phẩm được sản xuất, kinh doanh quy mô nhỏ lẻ...

Tại kỳ họp thứ bảy, Quốc hội sẽ xem xét thông qua dự án Luật An toàn thực phẩm.

(Theo Vneconomy)

  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 125 tỷ USD
  • Tôm vào Mỹ gồng mình cõng thuế
  • Việt Nam đang bỏ xa Thái Lan về xuất khẩu gạo
  • Xuất khẩu cao su giảm mạnh
  • Chuồn chuồn tre của người khuyết tật "bay" sang Mỹ
  • Công bố kết quả kiểm tra về giá 4 mặt hàng “nóng”
  • 15 container sầu riêng sắp được xuất khẩu sang Mỹ
  • Áp lực 6% !
  • Chống nhập siêu với nông sản, thực phẩm: còn nhiều bất hợp lý
  • Tháng 3 nhập khẩu ô tô và xe máy tăng mạnh
  • Nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam từ Indonesia 2 tháng đầu năm 2010 tăng mạnh về trị giá
  • Cần Thơ: Xuất khẩu gạo đang giảm dần
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo