Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Địa điểm kiểm tra hàng xuất khẩu: DN cần đầu tư thích đáng

 DN kinh doanh địa điểm cần phải đáp ứng những điều kiện cần thiết
Lâu nay thường có quan niệm rằng trách nhiệm đầu tư thiết bị phục vụ kiểm tra hàng hóa XNK là thuộc về cơ quan hải quan. Điều đó là đúng nhưng chưa đủ. Để các địa điểm kiểm tra hàng hóa XNK, đặc biệt là các địa điểm kiểm tra hàng XK có đủ điều kiện thiết bị, cơ sở hạ tầng hiện đại tạo thuận lợi cho hàng xuất khẩu, cần có sự đầu tư của DN kinh doanh địa điểm này. 

Chẳng hạn như tại một số địa điểm kiểm tra hàng hóa XK tại khu kinh tế cửa khẩu (KTCK) Móng Cái (Quảng Ninh), bên cạnh việc tạo thuận lợi cho hàng XK sang Trung Quốc thì thực tế cho thấy có nhiều bất cập. Hệ thống bến bãi, cầu cảng manh mún, quy mô nhỏ, thiếu camera giám sát, cân điện tử... Các DN kinh daonh địa điểm dường như chưa quan tâm đến việc đầu tư thiết bị nên công tác quản lý, giám sát hải quan còn hạn chế. Việc quản lý hàng hóa ra vào địa điểm này hầu như thực hiện thủ công, chưa có phần mềm quản lý.

Theo phân tích của Tổng cục Hải quan, thực tế trên sẽ phần nào gây khó khăn cho hàng hóa xuất khẩu. Mặt khác không đảm bảo công tác kiểm tra giám sát đối với hàng hóa XK qua các địa điểm kiểm tra này, trong đó không loại trừ nguy cơ buôn lậu, gian lận thương mại thẩm lậu hàng hóa vào nội địa.

Chính vì vậy, cần thiết phải có quy định về điều kiện làm việc, thiết bị, hạ tầng kho bãi đối với các địa điểm kiểm tra hàng XK tại biên giới thuộc khu KTCK. Theo quy định mới đây, Tổng cục Hải quan yêu cầu các DN kinh doanh địa điểm cần phải đáp ứng một số điều kiện, nhằm đảm bảo công tác quản lý, kiểm tra kiểm soát của cơ quan hải quan. Cụ thể về cơ sở hạ tầng phải có tường rào ngăn cách với khu vực xung quanh và cổng riêng biệt, phòng làm việc cho cán bộ hải quan tại địa điểm. Lắp đặt hệ thống camera tại các vị trí như khu vực cổng, kho, bãi, cầu tàu, khu vực dỡ hàng, khu vực chuyển hàng sang các phương tiện khác để đảm bảo giám sát được toàn bộ hoạt động của địa điểm. Để theo dõi được hàng hóa ra vào, cơ quan hải quan và DN phải phối hợp xây dựng phần mềm quản lý hàng hóa xuất, nhập, còn tồn, trên cơ sở đó DN đầu tư hệ thống máy tính và nối mạng với cơ quan hải quan để chia sẻ dữ liệu. Ngoài ra, các DN cần đầu tư các thiết bị khác như cân điện tử, cần cẩu đa năng, xe nâng đóng rút kiện hàng... để thuận lợi trong việc làm thủ tục hải quan. Như vậy là tới đây tại KKT CK Móng Cái, các địa điểm kiểm tra hàng XK đề nghị thành lập mới cần đáp ứng các điều kiện trên. Cơ quan hải quan sẽ khảo sát, đánh giá cụ thể và xem xét chấp nhận thành lập. Riêng đối với các địa điểm đang hoạt động cần hoàn thiện theo quy định trên trong khoảng thời gian 3 tháng, nếu không đáp ứng sẽ không được hoạt động.

Thiết nghĩ, quy định trên là một trong những việc làm rất cụ thể nhằm hiện đại hóa công tác quản lý giám sát hải quan, mà DN hoạt động XNK sẽ được hưởng lợi đầu tiên.

(Theo Hà Đức // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 125 tỷ USD
  • Tôm vào Mỹ gồng mình cõng thuế
  • Việt Nam đang bỏ xa Thái Lan về xuất khẩu gạo
  • Xuất khẩu cao su giảm mạnh
  • Lượng ô tô nhập khẩu nguyên chiếc bất ngờ tăng 33%
  • Nhập siêu và câu chuyện hiệu quả
  • Tháng 7, sẽ quyết định về nhập khẩu đường
  • Xuất khẩu của Ấn Độ hy vọng vào các thị trường mới nổi
  • Nhập siêu từ Trung Quốc chiếm 75%
  • Xuất khẩu sang thị trường Nga tăng mạnh
  • Tốp năm nhóm ngành hàng cần kiểm soát nhập khẩu có tốc độ tăng cao
  • Xuất khẩu màn sang Etiopia
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo