Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

DN nhập khẩu VN: Xe tải và chiến thuật cải tiến

Nhiều DN nhập khẩu, kinh doanh các loại xe tải đã tìm ra những hướng đi riêng mà nổi bật là lựa chọn chủng loại sản phẩm riêng và cải tiến sản phẩm.

Lối đi riêng...

Mỗi DN đều chọn cho mình một loại sản phẩm nhất định. Nếu như Trường Hải chú trọng vào dòng sản phẩm xe tải nhẹ, trung, cao cấp, chủ yếu mang thương hiệu Kia mà đối tượng khách hàng nhắm vào khách hàng thành thị, thì Vinaxuki và TMT lại tập trung vào những mẫu sản phẩm thấp hơn với mẫu mã cũng như thương hiệu, nguồn gốc linh kiện, phụ tùng, động cơ đều nhập từ Trung Quốc và đối tượng là các khu vực nông thôn. Việc nội địa hoá về cơ bản cũng vẫn chỉ là một số linh, phụ kiện đơn giản và mỗi DN lắp ráp nhiều mẫu mã xe, của nhiều hãng khác nhau. Ngoài vấn đề chất lượng, những DN này cũng xây dựng cho mình một hệ thống bảo hành, bảo dưỡngng tương đối chuyện nghiệp, trải rộng trên mọi miền. Dù những hệ thống này không bằng được so với hệ thống các đại lý, hệ thống bảo hành bảo dưỡng của các dòng xe du lịch, nhưng đây được xem là một trong những điểm quan trọng trong việc bán được nhiều xe. Bên cạnh đó. cũng có khoảng 5 - 6 DN chuyên lắp ráp những mẫu xe tải có chất lượng thấp hơn nữa chủ yếu dùng để chuyên chở vật liệu xây dựng...

Nói là chiếm đa số thị phần, nhưng các DN trong nước chủ yếu chỉ lắp ráp các loại xe tải hạng nhẹ. Riêng các loại xe hạng trung và hạng nặng vẫn phụ thuộc chủ yếu vào việc nhập khẩu. Đây cũng chính là các loại sản phẩm mà nhiều DN nhập khẩu, kinh doanh lựa chọn. Việc lắp ráp các dòng xe tải hạng trung và hạng nặng đòi hỏi rất lớn cả về vốn đầu tư, về trình độ công nghệ, về hệ thống thiết bị, máy móc... không thua kém gì đầu tư lắp ráp xe du lịch. Chính vì vậy, cũng đã có một số DN như TMT đã từng có ý định đầu tư, đã ký hợp tác chiến lược với tập đoàn ôtô Sinotruck nhưng đều không thành công.

Thị trường xe tải nhập vẫn luôn rộng mở - đại diện một Cty chuyên nhập khẩu cho biết - vấn đề là phải có một chiến lược riêng trong lĩnh vực này. Đó chính là việc tìm ra một “ngách” riêng, tạo lợi thế cho mình. Bản thân các DN lắp ráp lớn thường chỉ tập trung vào một vài mẫu sản phẩm của một tập đoàn nào đó từ nước ngoài, trong khi các DN nhập khẩu và kinh doanh thì có thể nhiều khi cùng lúc đáp ứng đa dạng các loại sản phẩm - loại nào cũng được miễn là có khách hàng, có nhu cầu. Mỗi sản phẩm xe tải, nhất là xe tải hạng trung và hạng nặng đều nhắm tới một loại đối tượng khách hàng riêng, phụ thuộc vào ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của khách hàng như xe dùng khai thác mỏ, xe dùng chở vật liệu xây dựng, xe dùng để chuyên chở đất, đá san lấp mặt bằng.

...và cải tiến

Tuy nhiên, điều quan trọng ngoài việc biết lựa chọn sản phẩm phù hợp, “trốn” được đối thủ cạnh tranh thì mấu chốt của việc bán được nhiều xe nhập lại phụ thuộc chính vào vấn đề cải tiến. Điều này bản thân những DN lớn cũng khó làm được do họ phải đặt nguồn hàng hàng loạt. “Nhiều khi những cải tiến chỉ đơn giản nhưng là mấu chốt để tăng lượng khách hàng. Tuy nhiên, để thực hiện được việc cải tiến, bản thân nhà nhập khẩu cũng phải am hiểu kỹ càng cả về lĩnh vực kỹ thuật lẫn nhu cầu thị trường, phối hợp tốt với nhà sản xuất...” – ông Nguyễn Văn Công - đại diện Cty CP đầu tư thương mại ôtô Quốc tế (Interauto) cho biết. Cụ thể như những cải tiến nhằm gia tăng trọng lượng chở, những cải tiến nổi bật của xe tải ben Howo 4 chân hay tạo ra một bửng hậu có cửa mở với kết cấu khung xương cùng bản lề, khoá chốt cửa vững chắc, đóng mở dễ dàng, thuận tiện. Việc cải tiến này, ngoài tính năng thùng ben chở hàng rời như đất đá, quặng, vật liệu xây dựng... khách hàng còn có nhu cầu kết hợp chở hàng khối như xi măng đóng bao, bao bột đá, các hàng đóng kiện khối... mà vẫn đảm bảo bốc dỡ hàng thuận tiện, không cần đầu tư tài chính để trang bị xe tải thùng.

Một sản phẩm khác là xe được chế tạo sẵn bồn chứa nước và hệ thống tưới nước làm mát toàn bộ lốp và tăng bua các bánh xe. Điều này xuất phát từ việc xe chủ yếu tải hàng nặng, chạy đường dài với cường độ hoạt động cao, đặc biệt là chở hàng trên địa hình đường miền núi nếu không có hệ thống làm mát thì không đảm bảo an toàn và chất lượng vận hành khi có tải của hệ thống lốp và tăng bua bánh xe. Vì vậy, khi được trang bị hai bồn chứa nước thông nhau có tổng dung tích chứa 1.200 lít nước được bố trí gọn tại vị trí hợp lý cùng hệ thống các đường ống trục, tuy ô, đầu phun và các van nước. Hệ thống còn có van cấp nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt tại các khu vực xa dân cư không có điều kiện như vệ sinh cá nhân...

(Theo Tienphong Online)

  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 125 tỷ USD
  • Tôm vào Mỹ gồng mình cõng thuế
  • Việt Nam đang bỏ xa Thái Lan về xuất khẩu gạo
  • Xuất khẩu cao su giảm mạnh
  • Xuất khẩu của Việt Nam sang Mexico tăng nhanh
  • VN có thể là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới
  • Cho phép nhập khẩu 50.000 tấn muối
  • Nhiều mặt hàng xuất khẩu tăng giá trên 50%
  • Xuất khẩu gạo tháng Tám không đạt như mong đợi
  • Xuất khẩu gỗ: mừng lo đan xen
  • Xuất khẩu sang châu Phi cao kỷ lục
  • Hà Nội có thể nhập siêu trên 14 tỷ USD trong năm nay
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo