Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hàng nhập khẩu tăng giá

Thị trường bước vào mùa thấp điểm nhưng giá nhiều mặt hàng thiết yếu, trong đó chủ yếu là hàng nhập khẩu, vẫn tăng. Tuy nhiên không có hiện tượng sốt giá, đầu cơ tăng giá và sức mua của thị trường khá ổn định.

Các doanh nghiệp cho rằng tăng giá trong thời điểm này là khá mạo hiểm do tiêu thụ hàng hóa khó khăn, lượng hàng tồn kho tăng.

Tăng giá kèm quà tặng

Tại các siêu thị, giá các loại nước giải khát như nước ngọt, nước ép trái cây và rượu đều điều chỉnh tăng thêm 5-10%, đồ hộp 10%, bánh kẹo công nghiệp 7-9%... Bà Phương Thảo, giám đốc siêu thị Maximark Cộng Hòa, TP.HCM, cho biết từ tháng 9 đến nay giá nhiều mặt hàng xuất nhập khẩu, tiêu dùng gia dụng đã tăng với lý do tỉ giá USD tăng. Đây là những nhóm hàng đã được nhà cung cấp đề xuất tăng giá trong tháng 8 và chính thức được điều chỉnh từ đầu tháng 9.

Do thị trường đang bước vào thấp điểm cộng với các chương trình khuyến mãi hưởng ứng “Tháng khuyến mãi” của Sở Công thương TP.HCM nên cùng với việc tăng giá, các doanh nghiệp đều có thêm hình thức tặng quà kèm theo. “Hầu hết nhà cung cấp đề nghị tăng giá nhóm hàng nhập khẩu nên không có hiện tượng tăng giá rầm rộ hay đồng loạt như hồi giữa năm”, bà Thảo cho biết.

Thống kê của Sở Công thương TP.HCM trong tháng 9, giá gạo tăng nhẹ trung bình 500-1.000 đồng/kg tùy loại gạo; nguyên nhân có thông tin các đơn vị mua loại gạo phẩm chất thấp để xuất khẩu, giá gạo từ gốc tại các tỉnh có trữ lượng hàng hóa. Giá thịt gia cầm trên địa bàn TP tăng trung bình 5.000-10.000 đồng/kg do vào dịp lễ 2-9 nghỉ dài ngày người tiêu dùng chuyển đổi mặt hàng, đến nay giá gia cầm đang đứng ở mức cao.

Thực phẩm có xu hướng giảm

Theo các siêu thị, mặt bằng giá hình thành rõ nhất khi thị trường bước vào tháng 10, các nhà sản xuất, đầu mối nhập khẩu bắt đầu nhập hàng về nhiều, tăng cường công suất để chuẩn bị thị trường cuối năm, đặc biệt cho dịp tết dương lịch.

Riêng thực phẩm đang trong xu hướng giảm giá khi thị trường bước vào mùa mưa, nguồn hàng dồi dào. Bà Quỳnh Trang, đại diện siêu thị Big C, cho biết bước vào tuần cuối của tháng 9, diễn biến giá nhóm hàng thực phẩm tươi sống đang có xu hướng giảm. Hiện nay tại siêu thị mặt hàng cá biển giảm 5%, thịt gia cầm giảm 8%, một số rau củ quả Lâm Đồng giảm 5-10%, bắp cải tím giảm 12%, bắp cải trắng giảm 6%, xà lách cuộn giảm 23%. Tại hệ thống siêu thị Co.op Mart, nhóm hàng thiết yếu đều nằm trong chương trình bình ổn.

Cùng với chương trình khuyến mãi của TP, các nhà phân phối, bán lẻ đều cố gắng kích cầu sức mua bằng chính sách giá tốt. Bà Thảo cho biết một số mặt hàng trong chương trình bình ổn hàng hóa như gà thả vườn, rau củ quả, dầu ăn... được bán với giá giảm 5-10%. Trong tháng 10, siêu thị Big C tung ra hai chương trình khuyến mãi lớn giảm giá đến 50%, hệ thống Co.op Mart có chương trình giảm giá 1.000 mặt hàng thiết yếu...

Theo Sở Công thương TP.HCM, đến nay các đơn vị tham gia bán các mặt hàng bình ổn thực hiện đúng cam kết đưa các mặt hàng tham gia thị trường có chất lượng tốt, giá cả phù hợp. Một số mặt hàng giữ giá bán đăng ký khi giá thị trường tăng như gạo các loại, giá trứng gia cầm bán thấp hơn 20-25% so với giá thị trường, thu hút được người tiêu dùng, tạo sức lan tỏa đối với thị trường.

(Tuổi trẻ)

  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 125 tỷ USD
  • Tôm vào Mỹ gồng mình cõng thuế
  • Việt Nam đang bỏ xa Thái Lan về xuất khẩu gạo
  • Xuất khẩu cao su giảm mạnh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo