Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Không có lý do để EC rà soát chống bán phá giá xe đạp Việt Nam

Điều này được khẳng định từ thực tiễn khách quan cũng như từ những hệ quả của việc điều tra và áp thuế chống bán phá giá (CBPG) đối với xe đạp Việt Nam của Liên minh châu Âu (EU) trong suốt 5 năm qua.

Không phù hợp

Chính sách của EU là tăng cường và mở rộng các chương trình trợ giúp các nước đang phát triển có thu nhập thấp, trong đó có Việt Nam. Không ít dự án, chương trình hỗ trợ Việt Nam xóa đói, giảm nghèo đã và đang được Ủy ban châu Âu (EC) triển khai hiệu quả, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đánh giá rất cao.

Việc EU áp thuế CBPG xe đạp Việt Nam là không phù hợp với chính sách trợ giúp Việt Nam của chính EU. Thuế CBPG đã giáng “một đòn chí mạng” vào các DN xe đạp Việt Nam khiến họ kiệt quệ, lượng xe đạp Việt Nam xuất khẩu vào EU suy giảm nghiêm trọng từ 1.067.772 chiếc năm 2005 (năm EU bắt đầu áp thuế CBPG) xuống chỉ còn 21.421 chiếc năm 2009; trước năm 2005, 80% xe đạp sản xuất ở Việt Nam phục vụ xuất khẩu, đến năm 2009 tỷ lệ này chỉ còn 15% và tổng công suất toàn ngành chỉ còn phát huy được khoảng 10% so với năm 2005. Tác động của thuế CBPG khiến nhiều DN xe đạp Việt Nam không xuất khẩu được sản phẩm đã phá sản hoặc buộc phải chuyển đổi sản xuất; hơn 200.000 lao động đã bị mất việc làm, đời sống khó khăn (trước năm 2005 số lao động trong ngành xe đạp Việt Nam là 210.000 người, đến nay chỉ còn 5.000 người)

Không nhất quán

Lập trường rõ ràng và nhất quán của EU là tiếp tục ủng hộ xu thế tự do hóa thương mại, kiên quyết phản đối và chống lại sự quay lại của chủ nghĩa bảo hộ, nhất là việc lạm dụng các công cụ phòng vệ thương mại như CBPG… Tuy nhiên, việc EU áp thuế CBPG xe đạp Việt Nam thực chất đã đi ngược lại quan điểm đã nêu và chỉ nhằm mục tiêu bảo hộ ngành sản xuất xe đạp của EU.

Lý do EC đưa ra về việc áp thuế CBPG do xe đạp Việt Nam xuất khẩu vào EU gây tổn hại cho ngành sản xuất xe đạp của EU là không thuyết phục. Theo Hiệp hội Đại diện ngành sản xuất xe đạp châu Âu (COLIBI) và Hiệp hội Các nhà sản xuất phụ tùng, linh kiện xe hai bánh châu Âu (COLIPED) thì lượng xe đạp bán ra trên thị trường EU khoảng 20.407.000 chiếc/năm; trong khi đó, lượng xe đạp xuất khẩu của Việt Nam vào EU hiện chỉ chiếm 0,1% thị phần (21.421 chiếc) là không đáng kể và không thể gây khó khăn cho các nhà sản xuất xe đạp EU. Nếu có khó khăn thì là do sức cạnh tranh của các DN xe đạp một số nước thuộc EU (Italia, Đức, Hà Lan, Pháp; những nước này chiếm 70% sản lượng xe đạp EU) ủng hộ áp thuế CBPG bị hạn chế mà thôi.

Lý do khác EC đưa ra cho việc áp thuế CBPG vì các DN Việt Nam hoạt động không theo cơ chế thị trường, bán phá giá sản phẩm (bán thấp hơn giá thành sản xuất), được trợ cấp… cũng không có cơ sở thuyết phục.

Bởi lẽ, 6 công ty xe đạp Việt Nam EC chọn mẫu điều tra để áp thuế CBPG đều là các công ty Đài Loan - Trung Quốc đầu tư ở Việt Nam, nền kinh tế của họ là nền kinh tế thị trường, không có lý do cho rằng họ không hoạt động theo cơ chế thị trường. Hầu hết DN xe đạp Việt Nam là DN đầu tư nước ngoài và ngoài Nhà nước hoàn toàn độc lập, tự chủ trong sản xuất, kinh doanh, tự cân đối, tính toán và định giá bán sản phẩm. Chính phủ Việt Nam không trợ cấp và không can thiệp vào hoạt động kinh doanh của DN ngoài chức năng quản lý Nhà nước.

Các DN xe đạp Việt Nam cũng không bán phá giá sản phẩm. Mặc dù lợi thế nhân công lao động ở Việt Nam là rất rẻ và có điều kiện giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm, song tỷ trọng chi phí lao động trong giá trị sản phẩm rất thấp, chỉ chiếm khoảng 5-10%. Hơn nữa, trong bối cảnh giá vật tư, nguyên liệu đầu vào thế giới ngày càng tăng cao, sản xuất sản phẩm ra để bán thấp hơn giá thành thì DN xe đạp Việt Nam chỉ có con đường phá sản.

Không thể đánh đồng
E
U đã đối xử thiếu công bằng với xe đạp Việt Nam. Thực tế, lượng xe đạp xuất khẩu của Việt Nam chỉ chiếm 0,1% tổng lượng nhập khẩu xe đạp của EU, đây là mức thị phần không đáng kể theo quy định của WTO và EU về CBPG. Việc áp thuế CBPG không chỉ đã gây hậu quả nặng nề cho ngành xe đạp Việt Nam mà còn gây thiệt hại cho cả các nhà nhập khẩu EU, người tiêu dùng EU cũng mất đi một cơ hội lựa chọn sản phẩm phù hợp nhu cầu, thị hiếu của mình với giá cả phải chăng. Chỉ có các nhà sản xuất xe đạp EU được hưởng lợi từ việc làm này, bởi chính họ đã được EC duy trì chủ nghĩa bảo hộ thông qua việc lạm dụng công cụ phòng vệ thương mại CBPG.

Ngoài ra, EC đã đánh đồng các điều kiện giữa Việt Nam và Trung Quốc khi xem xét điều tra và áp thuế CBPG xe đạp. Đây cũng là một cách làm thiếu cơ sở thuyết phục. Nền kinh tế Việt Nam và nền kinh tế Trung Quốc hoàn toàn độc lập, tách biệt, các điều kiện phát triển và hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DN Trung Quốc và của các DN Việt Nam cũng hoàn toàn tự chủ, độc lập, không liên quan gì với nhau. Hơn nữa, năng lực cạnh tranh của các DN và sản phẩm xe đạp Trung Quốc cao hơn Việt Nam rất nhiều... Vì vậy, không có lý do để EC đánh đồng các điều kiện khi thực hiện rà soát CBPG với xe đạp Trung Quốc (nếu có) thì cũng sẽ rà soát CBPG đối với xe đạp Việt Nam./.

Ngày 14/7/2005, EU ra quyết định chính thức áp thuế CBPG đối với các sản phẩm xe đạp Việt Nam thuộc các mã HS 87120010 (xe đạp đua), 87120030 và 87120080 (các loại khác). Trong vụ điều tra CBPG xe đạp này, EU đã đánh đồng giữa Việt Nam với Trung Quốc và chọn mẫu điều tra bao gồm 6 công ty của Việt Nam và 21 nhà xuất khẩu xe đạp Trung Quốc, 1 công ty của Đài Loan (Trung Quốc) và 1 số công ty của EU khác.

Ngày 19/3/2010, EU đã ra thông báo việc áp thuế CBPG đối với xe đạp của Việt Nam và Trung Quốc sẽ kết thúc ngày 15/7/2010. Tuy nhiên, Hiệp hội Các nhà sản xuất xe đạp châu Âu (EBMA) đã gửi đơn lên EC đề nghị rà soát cuối kỳ nhằm tiếp tục áp thuế chống bán phá giá 5 năm nữa đối với xe đạp của Trung Quốc, và việc này cũng rất có thể sẽ xảy ra đối với xe đạp Việt Nam. Nếu EC thực hiện rà soát thì mức thuế CBPG hiện hành sẽ được kéo dài thêm 12 tháng nữa. Nếu có đủ bằng chứng việc xuất khẩu xe đạp của Việt Nam và Trung Quốc gây tổn hại cho ngành sản xuất xe đạp EU thì thuế CBPG sẽ lại tiếp tục được áp dụng trong 5 năm nữa


Ông Lê Hữu Tạo, Chánh Văn phòng Hiệp hội xe đạp, xe máy, ôtô Việt Nam:

EU áp thuế CBPG đã tác động vô cùng nặng nề đến ngành sản xuất xe đạp Việt Nam. Mức thuế được áp cho sản phẩm xe đạp Việt Nam xuất khẩu vào EU từ 15% (chỉ có 1 công ty được áp dụng) đến 34,5% (tất cả các công ty khác) là quá cao, các DN Việt Nam không thể chịu đựng được. Hơn 90% lao động trong ngành xe đạp Việt Nam đã bị mất việc làm và thu nhập kể từ khi EC áp thuế CBPG, đời sống của họ gặp nhiều khó khăn. Ngay cả những DN đầu đàn trong ngành xe đạp Việt Nam xuất khẩu vào EU trước đây đến nay cũng đã có DN gần như phá sản hoàn toàn, số lao động từ vài trăm người giảm xuống chỉ còn 10 người.

Những lý do EU áp thuế CBPG đối với xe đạp Việt Nam là không khách quan, không phản ánh đúng thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN Việt Nam, không thuyết phục, và không có lợi cho quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại song phương… giữa EU với Việt Nam. Vấn đề này đã được cơ quan chức năng của Việt Nam cũng như đại diện các DN sản xuất xe đạp Việt Nam phản ứng nhiều lần nhưng EC vẫn không thay đổi quan điểm. Việc làm của EC thực chất chỉ là để bảo hộ cho ngành sản xuất xe đạp của EU mà thôi.

Hiệp hội xe đạp, xe máy, ôtô Việt Nam đề nghị EC bác đơn yêu cầu rà soát CBPG đối với xe đạp Việt Nam của Hiệp hội Các nhà sản xuất xe đạp EU (nếu có) và chấm dứt việc áp thuế CBPG xe đạp Việt Nam xuất khẩu vào EU theo như đã thông báo để ngành xe đạp Việt Nam có cơ hội phục hồi phát triển.

(ven)

  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 125 tỷ USD
  • Tôm vào Mỹ gồng mình cõng thuế
  • Việt Nam đang bỏ xa Thái Lan về xuất khẩu gạo
  • Xuất khẩu cao su giảm mạnh
  • VFA sẽ xuất khẩu 700.000 tấn gạo trong tháng 6
  • Bưởi Năm Roi Mỹ Hòa - Sắp mất Global GAP vì thiếu… tiền
  • Doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ: Ký được nhiều hợp đồng mới
  • Xuất khẩu cao su tháng 5 giảm 12.000 tấn
  • Giảm thuế mặt hàng gỗ để đẩy mạnh xuất khẩu
  • Các hợp đồng xuất khẩu được 4,5 triệu tấn gạo
  • Thêm cơ hội xuất khẩu vải thiều qua cửa khẩu Lào Cai
  • Nhập thép ống trắng không gỉ từ Trung Quốc
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo