Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhập đường, liệu giá có giảm?

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn lại vừa có văn bản đề nghị bộ Công thương kiến nghị Chính phủ cho phép nhập khẩu thêm 100.000 tấn đường, mục đích nhằm bình ổn giá đường trong nước hiện nay.

Trước đó, trong tháng 1.2010, bộ Công thương cấp hạn ngạch để một số đơn vị tiêu thụ, doanh nghiệp có năng lực sản xuất lớn nhập 129.000 tấn đường trên tổng số 150.000 tấn trong đợt một của năm nay.

Giá đường liên tục lên cơn “nóng, sốt” thời gian qua không phải do thiếu hụt nguồn cung. Trong cuộc họp vừa qua, ông Diệp Kỉnh Tần, thứ trưởng bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chỉ đích danh các nhà máy sản xuất đầu cơ đường nên mới xảy ra cơn sốt giá bán lẻ trên thị trường. Ông Tần còn cho rằng mặc dù các nhà máy đường lúc nào cũng than vãn thua lỗ, khó khăn, nhưng trong năm 2009, trung bình mỗi công ty đường thu lãi khoảng 50 tỉ đồng.

Kết luận cuộc họp, bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn yêu cầu các nhà máy phải ổn định giá đường bằng việc cam kết không bán với giá cao hơn giá thế giới.Cụ thể: đường RS giá dưới 15.000 đồng/kg, đường RE là dưới 16.500 đồng/kg.

Thực tế cho thấy, sau những mệnh lệnh kiểu hành chính để quản lý giá đường, thị trường vẫn không có gì chuyển biến. Giá tại nhà máy vẫn trên 17.000 đồng/kg, bán lẻ có nơi lên đến 25.000 đồng/kg.

Bên cạnh đó, biện pháp nhập khẩu tạo thêm nguồn cung để bình ổn thị trường xem ra cũng khó có khả thi. Theo tìm hiểu, mặc dù doanh nghiệp đã có giấy phép nhập đường theo hạn ngạch đợt đầu 150.000 tấn, nhưng đến nay chỉ lèo tèo vài đơn vị, chủ yếu là những đơn vị tiêu thụ lớn như Vinamilk, Coca-Cola… nhập về, những doanh nghiệp sản xuất còn lại thì chưa thấy đả động đến. Chiều 31.1, một doanh nghiệp sản xuất đường tiết lộ đã nhận giấy phép nhập 5.000 tấn đường thô từ 19.1, nhưng đến nay vẫn chưa tiến hành đàm phán mua hàng, vì “thấy không cần thiết”.

Quả thật, ngoại trừ những đơn vị tiêu thụ đường dùng chế biến sữa, bánh kẹo, thực phẩm phục vụ hàng tết và thị trường bán lẻ là cần đường, chứ doanh nghiệp sản xuất thì chẳng mấy ai dại gì nhập đường về lúc này. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tính toán, đến hết tháng 1.2010, doanh nghiệp sản xuất ra 200.000 tấn đường, trong khi nhu cầu tiêu thụ tết cao điểm cũng chỉ 130.000 tấn/tháng. Đường lúc nào cũng thừa mứa trong kho, nhưng nguồn cung cho thị trường thì luôn trong tình trạng căng như dây đàn.

Cũng trong chiều 31.1, nghĩa là thời điểm mà nhu cầu sử dụng đường chế biến thực phẩm tết đã qua, giá đường bán lẻ trên thị trường có dấu hiệu giảm nhiệt, còn 17.500 – 18.000 đồng/kg. Nhiều doanh nghiệp sản xuất đường khi được hỏi về khoản quota 100.000 tấn đường mà bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn vừa đề nghị nhập thêm nhằm bình ổn thị trường đều trả lời là “không cần thiết”. Bởi theo tính toán, nếu có đàm phán mua ngay từ bây giờ, thì phải qua tết Nguyên đán đường mới về cảng. Lúc đó, thị trường hầu như đóng băng vì chỉ còn nhu cầu đường trong bữa ăn hàng ngày. Do đó, các doanh nghiệp dự báo giá đường sẽ bình ổn trở lại, có khi chỉ dao động quanh mức 15.000 – 16.000 đồng/kg, ngang bằng với giá thế giới (khoảng 800 USD/kg đường RE, ký hạn giao tháng 3.2010).

Như vậy, yếu tố tạo nên sự bất ổn thị trường đường, không ai khác chính là doanh nghiệp cung ứng và nhà bán lẻ lợi dụng lúc nhu cầu tăng cao để ghim hàng, đẩy giá đường. Nếu cứ thấy giá “nóng, sốt” lại kiến nghị nhập đường về không phải là giải pháp khả thi để bình ổn thị trường.

(Theo Hoàng Bảy // SGTT Online)

  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 125 tỷ USD
  • Tôm vào Mỹ gồng mình cõng thuế
  • Việt Nam đang bỏ xa Thái Lan về xuất khẩu gạo
  • Xuất khẩu cao su giảm mạnh
  • Hoàn thuế GTGT ngay cho hàng hoá xuất khẩu
  • Hai tháng nhập siêu 1,6 tỷ USD
  • Ấn Độ: Xuất khẩu hạt điều tiếp tục giảm
  • Xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tăng mạnh
  • Cao su xuất khẩu được giá
  • Xuất khẩu chờ thị trường hồi phục
  • Tham khảo giá xuất, nhập khẩu ngày 26/2/2010
  • Việt Nam liên tục xuất siêu vào thị trường Brazil
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo