Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhập khẩu hàng tiêu dùng tiếp tục gia tăng

Trong số 10 mặt hàng tiêu dùng có kim ngạch nhập khẩu lớn giai đoạn 2008-2010, có sự góp mặt của không ít hàng hóa được xem là đã sản xuất được ở Việt Nam như trứng chim, gia cầm, dầu mỡ động vật, đường, bánh kẹo các loại.
 
Đáng chú ý là, từ trước tới nay, ô tô nguyên chiếc 9 chỗ ngồi trở xuống vẫn được xem như một trong những mặt hàng xa xỉ, góp phần không nhỏ trong nhập siêu thì mới đứng hàng thứ 4 với kim ngạch nhập khẩu giai đoạn 2008-2010 lần lượt là 368 triệu USD, 499 triệu USD và 401 triệu USD.

Ba nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu cao hơn ô tô nguyên chiếc, xếp theo thứ tự là máy móc thiết bị điện sử dụng trong gia đình; điện thoại di động; sữa và các sản phẩm từ sữa, trứng chim, gia cầm, các sản phẩm động vật khác.

Có lẽ, do đời sống ngày càng phát triển, nên nhu cầu sử dụng các thiết bị điện trong gia đình cũng gia tăng ào ạt, khiến kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng như nồi cơm điện, máy hút bụi, tủ lạnh, tivi, các loại bếp điện từ... đã tăng từ 688 triệu USD năm 2008 lên 1,03 tỷ USD năm 2010.

Cũng đã có 428 triệu USD được chi ra trong năm 2010 để nhập khẩu sữa, sản phẩm từ sữa; trứng chim, gia cầm; sản phẩm động vật khác. Đó là chưa kể 103 triệu USD để nhập khẩu thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong giai đoạn 2008-2010, chỉ 4 nhóm mặt hàng tiêu dùng đầu tiên kể trên đã chiếm tới gần 51% tổng kim ngạch hàng tiêu dùng nhập khẩu của cả nước. Tức là năm 2010, nhập khẩu hàng tiêu dùng cả nước là 5,68 tỷ USD, thì 4 nhóm hàng trên chiếm khoảng 2,9 tỷ USD. Tuy nhiên, có một thực tế là, dù những năm gần đây, nhiều biện pháp đã được Bộ Công thương, Bộ Tài chính hay các cơ quan hữu trách đưa ra để hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng, thậm chí mang cả tính hành chính, như kéo dài hơn thời gian thông quan hay nộp tất cả thuế nhập khẩu thì mới được mang hàng về, chứ không cho tạm thông quan và nợ thuế..., nhưng nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng nói chung và 10 nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất vẫn cứ gia tăng, năm sau cao hơn năm trước, đặc biệt là các nhóm hàng thiết bị điện trong gia đình, điện thoại di động, sữa - sản phẩm từ sữa, trứng chim, gia cầm...

Hàng tiêu dùng Việt Nam được nhập khẩu chủ yếu từ các nước châu Á, trong đó đứng đầu là Trung Quốc, tiếp theo là Thái LanMalaysia, Hàn Quốc... Theo thống kê của cơ quan hải quan, giá trị nhập khẩu hàng tiêu dùng từ 10 thị trường lớn nhất chiếm tới 82% tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước. Đáng chú ý là, trong 10 thị trường lớn nhất này, chỉ có Hoa Kỳ và New Zealand là không phải châu Á.

Đặc biệt, nhập khẩu hàng tiêu dùng từ riêng thị trường Trung Quốc đã chiếm gần 1,85 tỷ USD trong số 5,68 tỷ USD.

Như vậy, so với năm 2008, khi kim ngạch nhập khẩu hàng tiêu dùng từ Trung Quốc mới chiếm 1,2 tỷ USD, thì con số nhập khẩu hàng tiêu dùng của Trung Quốc thực sự đã tăng mạnh. Các mặt hàng tiêu dùng nhập khẩu lớn từ Trung Quốc là điện thoại di động, băng đĩa nhạc, thiết bị điện gia đình, quả và các loại quả hạch ăn được, thậm chí là cả rau.

Ngoài các mặt hàng điện thoại di động hay thiết bị điện gia dụng dễ nhìn thấy dòng chữ “made in China”, thì các loại quả rau, củ quả đang được bày bán tràn lan không chỉ ở siêu thị, mà còn ở cả các chợ cóc hay hang cùng ngõ hẻm. Có tới 82 triệu USD đã được chi ra để nhập khẩu các loại quả và quả hạch ăn được bên cạnh 69 triệu USD để nhập khẩu rau!!!

Trước đó, năm 2009, nhập khẩu một số mặt hàng nông sản như hành, tỏi, nấm... từ Trung Quốc là 65 triệu USD; còn các loại quả như cam, táo, lê... cũng nhập khoảng 100 triệu USD, tăng 34% so với năm 2008.

(Theo Báo đầu tư)

  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 125 tỷ USD
  • Tôm vào Mỹ gồng mình cõng thuế
  • Việt Nam đang bỏ xa Thái Lan về xuất khẩu gạo
  • Xuất khẩu cao su giảm mạnh
  • Nhập khẩu ôtô tháng 2: Lao dốc không phanh
  • Giá tăng, xuất khẩu Việt Nam được lợi hơn 700 triệu USD
  • Nhập khẩu xe máy tăng mạnh
  • Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 2 ước tính đạt 12,2 tỉ USD
  • Xuất khẩu cá tra sang Braxin đang gặp khó khăn
  • Hàng Việt Nam gia tăng xuất khẩu nhờ FTA
  • Đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu dịch vụ
  • Xuất, nhập khẩu đều giảm trong tháng đầu năm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo