Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tăng cường xúc tiến thương mại với Nam Phi

Bà Đỗ Thị Kim Liên, lãnh sự danh dự Nam Phi tại TP.HCM - tinkinhte.com
Bà Đỗ Thị Kim Liên, lãnh sự danh dự Nam Phi tại TP.HCM

Trong thời gian tới sẽ có nhiều chương trình, hội thảo xúc tiến thương mại sang Nam Phi nhằm giúp doanh nghiệp Việt Nam biết thêm nhiều thông tin và cơ hội làm ăn với đất nước này.

Bà Đỗ Thị Kim Liên, lãnh sự danh dự Nam Phi tại TP.HCM, cho biết như trên tại buổi xúc tiến thương mại Việt Nam – Nam Phi lần đầu tiên được Văn phòng Lãnh sự Nam Phi tại TP.HCM kết hợp với Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước Việt Nam (SCIC) tổ chức.

Theo Bí thư thứ nhất của Đại sứ quán Nam Phi tại Việt Nam, ông Adriaan du Pisan, trên thực tế hai nước có nhiều cơ hội hợp tác, nhưng hiện còn biết quá ít thông tin về nhau. Ông Pisan cho biết, Nam Phi được nhiều nước chọn làm cửa ngõ để thâm nhập thị trường châu Phi, vì nước này có hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối phát triển. Hiện nước này có nhu cầu cao về một số mặt hàng, như gạo, cà phê, thảo dược, và cần hợp tác về chuyển giao công nghệ, lao động tay nghề cao, hay  đầu tư vào các nhà máy chế biến thực phẩm, dược phẩm. Nam Phi cũng có nhu cầu xuất khẩu rượu vang, vàng bạc đá quý, ….

Ông Pisan nói: “Nam Phi đang nhập khẩu cà phê từ Brazil, nhưng tôi nghĩ cà phê Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội vào thị trường này vì giá cả phải chăng hơn so với cà phê Brazil”. Nhưng theo ông Pisan, các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng của hàng hóa vào Nam Phi cũng khá cao, trong đó một số mặt hàng, như dược phẩm, có yêu cầu giống như các thị trường Mỹ, châu Âu.

Nam Phi nhập khẩu nhiều máy móc, thiết bị, nông sản,…từ Đức, Nhật Bản và Trung Quốc. Năm ngoái, Nam Phi nhập khẩu 67,93 tỉ đô la Mỹ giá trị hàng hóa, trong đó hàng từ Trung Quốc chiếm hơn 11%, trong khi Việt Nam chỉ xuất vào Nam Phi được 218 triệu đô la Mỹ. Dự kiến trong tháng 5-2010, một đoàn doanh nghiệp, gồm các công ty trong nước mà SCIC có nắm giữ cổ phần, sẽ sang Nam Phi để tìm hiểu cơ hội làm ăn với các doanh nghiệp nước này.

Các doanh nghiệp cũng dự kiến gặp gỡ đại diện của một số ngân hàng ở Nam Phi để tìm hiểu các hình thức thanh toán khi làm ăn. Theo ông Pisan, Nam Phi có hệ thống ngân hàng khá phát triển với sự có mặt và hợp tác của nhiều ngân hàng lớn trên thế giới. Tuy nhiên, ông Nguyễn Hồng Chương, Phó Tổng giám đốc của Công ty cổ phần XNK Tạp phẩm Sài Gòn, cho biết hiện các chưa có sự liên kết trực tiếp giữa các ngân hàng Việt Nam và Nam Phi nên doanh nghiệp chưa thuận tiện trong việc thanh toán tiền hàng. Hình trức trả tiền trước thường được một số doanh nghiệp chọn khi xuất hàng sang châu Phi.

(Theo Thu Nguyệt // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 125 tỷ USD
  • Tôm vào Mỹ gồng mình cõng thuế
  • Việt Nam đang bỏ xa Thái Lan về xuất khẩu gạo
  • Xuất khẩu cao su giảm mạnh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo