Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tiềm năng xuất khẩu rau quả còn rất lớn

Có thể nói, trong các ngành chế biến nông lâm thủy sản xuất khẩu thì chế biến rau quả gặp nhiều khó khăn nhất, mặc dù tiềm năng xuất khẩu của ngành này còn rất lớn.

Xuất khẩu tăng hơn 25%

Thanh long - một mặt hàng rau quả xuất khẩu nổi tiếng của Việt Nam - Ảnh: Kinh tế nông thôn

Thông tin từ Hiệp hội rau quả Việt Nam (Vinafruit) tính đến đầu tháng 10/2010, kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2010 của Việt Nam ước đạt 335 triệu USD, tăng 25,6% so với cùng kỳ 2009. Dự kiến trong năm nay, mặt hàng này sẽ vượt kim ngạch 350 triệu USD theo như dự báo ban đầu.

Hiện rau quả Việt Nam được xuất khẩu đến 5 thị trường chính là Trung Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Nga và Hoa Kỳ. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc đạt cao nhất với 40 triệu USD, tăng 33,5% so với cùng kỳ 2009. Tiếp đến là thị trường Nhật Bản với kim ngạch xuất khẩu đạt 36 triệu USD, tăng 10,8% so với cùng kỳ 2009.

Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu sang một số thị trường khác như Sri Lanka, Qatar, Đan Mạch… cũng đạt mức tăng trưởng cao.

Theo đánh giá của Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), mặt hàng rau quả của nước ta đang tạo được chỗ đứng nhất định trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng được cải thiện thông qua việc áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng cũng như yêu cầu của các đối tác nước ngoài.

Hiện cả nước có 964 đặc sản nông nghiệp gắn với 733 địa danh. Trong đó, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp đăng ký bảo hộ được 19 chỉ dẫn địa lý, 7 nhãn hiệu chứng nhận và 20 nhãn hiệu tập thể.

Thực hiện chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ, hiện đã có 23 dự án về chỉ dẫn địa lý và 30 dự án về nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận đang triển khai, gồm hỗ trợ tiến hành thủ tục đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, thiết kế các phương tiện quảng bá sản phẩm... Nhìn chung, sau khi đăng ký sở hữu trí tuệ, các sản phẩm đều bán được với giá cao hơn từ 1,5 đến 3 lần so với sản phẩm chưa được đăng ký, kéo theo đó là việc sản lượng tiêu thụ mạnh.

Còn rất nhiều bất cập

Trên thế giới, rau quả là mặt hàng nông sản giao dịch với giá trị lớn nhất, gần 103 tỷ USD/năm; lúa gạo, cao su, trà, cà phê không quá 10 tỷ USD/năm/loại; các mặt hàng nông sản khác như trà, điều nhân, hồ tiêu lại càng nhỏ hơn, khoảng 3 tỷ USD/năm.  

Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam những năm qua mới chiếm khoảng 0,2% tổng kim ngạch toàn thế giới, một con số quá nhỏ trong khi có thể chiếm tỷ lệ cao hơn.

Mặc dù Việt Nam trồng được nhiều loại rau quả nhiệt đới, ngon nổi tiếng như nhãn lồng Hưng Yên, vải thiều, sầu riêng sữa hạt lép, xoài cát Hòa Lộc, bưởi Năm Roi, bưởi da xanh, thanh long… với diện tích lớn, khoảng 1,4 triệu ha, song rau quả vẫn là ngành mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) lo ngại do sức cạnh tranh yếu. 

Theo số liệu của Bộ NN-PTNT, trung bình diện tích vườn cây ăn trái chỉ là 0,69ha/hộ và hơn 91% nông hộ trồng nhiều loại cây trong cùng một vườn nên không đủ cung cấp cho các nhà máy chế biến trái cây. Đến mùa thu hoạch, rau quả tiêu thụ không hết, giá giảm nhưng nhà máy lại thiếu nguyên liệu chế biến, hầu như chỉ hoạt động khoảng 50% công suất, không ít nhà máy phải đóng cửa.

Ông Đới Xuân Quản, Cục phó Cục Chế biến thương mại nông lâm sản và thủy sản (Bộ NN-PTNT), cho biết, việc sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, thu hái, lựa chọn và bảo quản rau quả chủ yếu làm thủ công, tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch trái cây lên đến 20%-25% làm cho rau quả nội địa giảm khả năng cạnh tranh so với các nước.

Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp cũng có cơ cấu và chiến lược chưa tương xứng với nhu cầu thị trường thế giới khi chúng ta xác định lấy xuất khẩu để phát triển thì cây lúa vẫn còn “độc canh” với khoảng 7 triệu ha gieo trồng/năm (chiếm 74% diện tích đất nông nghiệp), trên 1 triệu ha cao su, trà, cà phê. Về mặt kinh tế và hiệu quả sử dụng đất, việc định vị cây trồng và quy hoạch sản xuất nông nghiệp như vậy là chưa hợp lý. Đến lúc phải tính toán lại lợi thế so sánh, lợi nhuận thật sự mang lại cho nông dân để định vị lại cây trồng chủ lực và có các bước đi phù hợp, không thể chạy theo số lượng.

(Theo Công Trí // Tin Chính phủ)

  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 125 tỷ USD
  • Tôm vào Mỹ gồng mình cõng thuế
  • Việt Nam đang bỏ xa Thái Lan về xuất khẩu gạo
  • Xuất khẩu cao su giảm mạnh
  • Khánh Hoà thí điểm xuất khẩu cá nóc
  • Việt Nam đứng đầu thế giới về xuất khẩu nhân điều
  • Xuất cá chép cảnh đi Mỹ
  • Xuất khẩu da giày lạc quan về đích
  • Cung giảm, giá gạo xuất khẩu 2011 dự báo tăng
  • Hàn Quốc mở cửa 'đón' thanh long Việt Nam
  • Xuất khẩu thanh long sang Mỹ tăng nhanh
  • Chỉ số giá hàng hóa xuất, nhập khẩu sang thị trường Pháp tháng 9/2010
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo