Công ty TNHH giày Trường Lợi đóng tại KCN Bình Chiểu, Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh có năng lực sản xuất 3 triệu đôi giày/năm, thị trường xuất khẩu chính là EU, Mỹ, Châu Á và Australia đã nâng công suất thêm 30% trong năm 2010 vì quá nhiều đơn hàng.
Đây cũng không phải là doanh nghiệp duy nhất huy động thêm công suất.Thực tế này cũng là một trong những lý do để ngành da giày có thể về đích vượt mục tiêu trong năm nay.
Ông Đoàn Sỹ Lợi, Giám đốc Công ty giày Trường Lợi cho hay, bức tranh thị trường xuất khẩu năm 2010 hoàn toàn khác biệt với năm 2009, khi đơn hàng lẫn khách hàng quá nhiều. Điều này không chỉ diễn ra đối với Trường Lợi mà nhiều doanh nghiệp trong vùng cũng trong cảnh tương tự.
Bởi vậy, mới có tình cảnh có một số doanh nghiệp trong nước đã liên hệ với doanh nghiệp này đề nghị hỗ trợ sản xuất thêm các đơn hàng để kịp thời hạn giao hàng xuất khẩu.
Theo ông Lợi, nếu lời đề nghị này của năm 2009 thì sẽ nhanh chóng được chấp nhận, nhưng nhưng đơn hàng sản xuất năm 2010 của công ty đã quá đầy, không thể nhận thêm được nữa. Thậm chí công ty còn phải từ chối không ít khách hàng truyền thống vì không kham nổi.
Ông Nguyễn Văn Khánh, Tổng thư ký Hiệp hội da giày TP.HCM cho biết, mặc dù chưa hết năm 2010, nhưng ngành da giày đều đã có thể yên tâm hoàn thành tốt các chỉ tiêu về tăng trưởng trong năm 2010 khi hiện nay các đơn hàng xuất khẩu các sản phẩm này đều tăng mạnh so với năm ngoái.
Theo ông Khánh, nhu cầu da giày của thế giới hàng năm khoảng 17 tỷ USD, gia công chủ yếu ở Châu Á, trong đó Việt Nam là nước cung cấp lớn thứ 4 thế giới. Sự tiến bộ của ngành da giày nước ta cũng được biết đến như một trong những lý do khiến các nhà nhập khẩu ngày càng tín nhiệm và tăng số lượng đặt hàng.
Không chỉ EU, thị trường chiếm trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày tăng mạnh lượng đơn hàng, mà khách hàng tại Mỹ cũng quay trở lại đặt hàng ráo riết hơn. 10 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu da giày vào EU đạt 2 tỷ USD, thị trường Mỹ cũng đạt gần 600 triệu USD, còn lại là các thị trường khác.
“Những thương hiệu lớn ở Mỹ và Châu Âu như Polo,Nike, Adidas… trong suốt một thời gian dài không dám mua nhiều hàng do sợ khủng hoảng kinh tế không bán được, nhưng khi tỉnh ra thì hàng tồn kho đã hết và họ lập tức tăng lượng đặt hàng tại nhiều nước, trong đó có Việt Nam nên đơn hàng dồn dập, đại diện 1 doanh nghiệp tại Bình Dương chia sẻ.
Hiện tại toàn ngành da giày Việt Nam có khoảng 650 ngàn lao động, và theo nhận định của Lefaso, ngành có đủ sức cạnh tranh tốt đến năm 2025 thậm chí đến 2030. Xét ở góc đô chi phí lao động, thu nhập bình quân đầu người đến 2025 vào khoảng 3.000USD/người/năm thì ngành da giày vẫn còn có lợi thế so với các nước khác trong khu vực.
Đây là một tìn hiệu vui cho ngành da giày Việt Nam, song theo quan điểm của ông Khánh, Việt Nam sẽ không thể là quốc gia gia công mãi được mà phải chuyển thành nhà cung cấp trọn gói sản phẩm da giày trong những năm tới. Tuy nhiên, thực hiện được điều này không phải dễ bởi có tới 90% nguyên phụ liệu ngành da giày đang phải nhập khẩu về gia công và thực tế này sẽ chưa thể chấm dứt khi mà nguồn nguyên liệu của ngành da giày Việt Nam vẫn phụ thuộc vào nước ngoài
Theo Viện Nghiên cứu da – giày, Việt Nam đang mất dần lợi thế cạnh tranh về giá so với các đối thủ, như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan,… do phải nhập khẩu 70% nguyên phụ liệu, và chi phí nhân công không còn thuận lợi như trước, như tình trạng thiếu lao động.
Năm 2010, ngành da giày đề ra kế hoạch tăng trưởng từ 10 – 15%, đảm bảo doanh số xuất khẩu 4,5 – 4,6 tỷ USD. Tuy nhiên, để củng cố năng lực cạnh tranh trong những năm tới, khi mà ngành tiếp tục khai thác lợi thế gia công, Lefaso đang đề nghị với Bộ Công Thương nghiên cứu hỗ trợ cho ngành da giày, trong đó chú trọng nhất là khâu đào tạo lực lượng thiết kế tạo giá trị gia tăng cao, hỗ trợ hình thành các trung tâm về nguyên liệu...
(Theo Báo đầu tư)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com