Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tình hình xuất nhập khẩu hàng hoá qua cửa khẩu Móng Cái tuần đến ngày 26/3/2010

Giá cao su thiên nhiên xuất khẩu sang Trung Quốc trong tuần từ 20-26/3/2010 tăng nhẹ, từ 21.000 NDT/tấn, lên 21.200 NDT/tấn. Điểm nổi bật trong xuất khẩu cao su tuần này là tuy đang ở thời kỳ giáp vụ, nhưng vẫn đủ nguồn hàng cho các hợp đồng đã giao dịch, hoạt động thị trường không bị gián đoạn. Khối lượng cao su xuất khẩu hiện nay vẫn đạt mức thường xuyên 700 tấn/ngày, một mức khá cao, không phải khi nào cũng đạt được. Đây chính là hiệu quả từ sự điều tiết thị trường của các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu mặt hàng cao su trong năm nay. Cụ thể là dàn đều lượng xuất khẩu các tuần trong cả năm, xoá bỏ tình trạng lúc thì đổ dồn vào xuất, lúc lại khan hiếm không còn đủ hàng xuất một cách bình thường. Nhờ vậy, thị trường xuất nhập khẩu cao su tại khu vực cửa khẩu Móng Cái – Đông Hưng hiện nay tương đối ổn định và giá cả giao dịch ít biến động thất thường. Dự báo từ nay đến hét tháng 4/2010, cao su xuất khẩu vững giá, khối lượng xuất giảm nhẹ, còn khoảng 600-640 tấn/ngày, do đang ở giữa thời kỳ giáp vụ.

Từ giữa tháng 3/2010, đã có 3 đơn vị thuộc ngành kinh doanh vật liệu xây dựng xúc tiến xuất khẩu ván sàn gỗ thiên nhiên và gỗ xẻ các loại sang thị trường Quảng Đông (Trung Quốc), đạt hiệu quả khá tốt. Tổng khối lượng ván sàn gỗ thiên nhiên xuất trong hai tuần cuối tháng 3 là 180.000 mét vuông, gồm ván sàn gỗ kền kền, gỗ dán, gỗ cao su, gỗ thông, gỗ tần bì, gỗ căm xe, gỗ giáng hương, gỗ pơmu với quy cách (15,90x900)mm và (15x90x1800)mm. Đây là những sản phẩm phía đối tác dung nạp rất nhanh, thị trường bước đầu được xác định. Dự đoán 4 tháng tới khối lượng xuất ván sàn gỗ thiên nhiên có thể tăng lên 250.000 m2, do nhu cầu của đối tác đang tăng.

Về mặt hàng gỗ xẻ các loại, ăn khách nhất là ván gỗ xoan đào, quy cách dày từ 1,5cm đến 5,5 cm, chiều dài cùng mức 3m. Ngoài ra các loại ván gỗ thiên nhiên khác như bằng lăng, cao su, song mã, còng, cao su, thông và các loại gỗ nhóm 4 đều là những mặt hàng phía đối tác cần nhập khẩu trong quý 2/2010.

Hàng nhập khẩu từ Trung Quốc có độ tập trung cao hơn cả là hoá chất và nguyên liệu chất dẻo. Về hoá chất, các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu 35 chủng loại mặt hàng, kim ngạch đạt hơn 4,2 triệu NDT. Tháng 4 tới hoá chất vẫn được gia tăng nhập khẩu, dự báo tăng khoảng 15% so với tháng 3. Nguyên liệu chất dẻo nhập khẩu 14 chủng loại hạt nhựa, tổng kim ngạch dadtj 6,5 triệu NDT. Có tới 11 chủng loại hạt nhựa nguyên sinh các màu được nhập khẩu đợt này, kim ngạch đạt 4,7 triệu NDT. Nhập khẩu hạt nhựa trong tháng 4 tới sẽ giảm khoảng 20%, do lượng hàng dự trữ còn đủ cho sản xuất.

(TT)

Vinanet

  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 125 tỷ USD
  • Tôm vào Mỹ gồng mình cõng thuế
  • Việt Nam đang bỏ xa Thái Lan về xuất khẩu gạo
  • Xuất khẩu cao su giảm mạnh
  • Bănglađét cấm xuất khẩu đường
  • Tạm ngừng nhập muối
  • Sơ bộ tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa 15 ngày đầu tháng 3/2010
  • Xuất khẩu hơn 6.000 tấn tiêu
  • Gạo châu Á rẻ hơn để thu hút khách hàng trở lại
  • 4 công ty hưởng thuế suất 0% xuất khẩu thủy sản vào thị trường Mỹ
  • Dừng cấp hạn ngạch nhập khẩu muối
  • Nhật Bản: Xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhất trong 30 năm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo