Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sơ bộ tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa 15 ngày đầu tháng 3/2010

Số liệu Thống kê Hải quan cho thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 15 ngày đầu (từ 01/03 đến 15/03) tháng 03/2010 đạt khoảng 5,46 tỷ USD (xuất khẩu 2,37 tỷ USD và nhập khẩu 3,08 tỷ USD), tăng mạnh 66,3% so với kỳ 2 tháng 02/2010 (nửa cuối tháng 2). Nguyên nhân chủ yếu giải thích cho việc kim ngạch tăng mạnh nói trên là do số ngày nghỉ lễ Tết Nguyên đán của kỳ 2 tháng 02/2010 kéo dài.

Như vậy, tính từ đầu năm đến hết ngày 15/03/2010, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt 25,39 tỷ USD, tăng 19,8% so với cùng kỳ năm 2009 do những tháng đầu 2009 là thời điểm kim ngạch xuất nhập khẩu ở mức thấp nhất do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu.

Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong nửa đầu tháng 03/2010 vẫn tiếp tục ở trạng thái nhập siêu với trị giá 706 triệu USD, qua đó nâng mức nhập siêu tính từ đầu năm đến hết kỳ 1 tháng 3/2010 lên 2,92 tỷ USD, bằng xấp xỉ 26% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Về xuất khẩu, trong kỳ 1 tháng 3/2010 (nửa đầu tháng 3) kim ngạch xuất khẩu đạt 2,37 tỷ USD, tăng 87,9% so với kỳ 2 tháng 2/2010, tương ứng tăng 1,11 tỷ USD. Trong đó, trị giá xuất khẩu của khu vực các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là 1,18 tỷ USD, tăng 82,3%.

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tính từ đầu năm đến hết kỳ 1 tháng 3/2010 là 11,24 tỷ USD, giảm nhẹ 1,2% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do xuất khẩu mặt hàng đá quý, kim loại quý & sản phẩm giảm mạnh( hết kỳ 1 tháng 03/2009 là 2,02 tỷ USD và hết kỳ 1 tháng 3/2010 là 38,6 triệu USD). Nếu không tính tới yếu tố này thì kim ngạch xuất khẩu tăng tới 19,8%.

Số liệu tính toán từ đầu năm đến hết kỳ 1 tháng 3/2010 cho thấy nhiều nhóm hàng có mức tăng kim ngạch khá cao so với cùng kỳ năm trước, cụ thể: máy móc thiết bị, dụng cụ & phụ tùng tăng 219 triệu USD; phương tiện vận tải & phụ tùng tăng 208 triệu USD; hàng dệt may tăng 189 triệu USD; gỗ & sản phẩm gỗ tăng 134 triệu USD; cao su tăng 128 triệu USD;.... Tuy nhiên, kim ngạch một số nhóm hàng nông khoáng sản lại có mức giảm mạnh như: dầu thô giảm 264 triệu USD; cà phê giảm 176 triệu USD; quặng & khoáng sản khác giảm 2,4 triệu USD; … chủ yếu là do lượng xuất khẩu giảm mạnh.

Về nhập khẩu, số liệu Thống kê Hải quan cho thấy kim ngạch nhập khẩu kỳ 1 tháng 3/2010 là 3,08 tỷ USD, tăng 52,8% so với kỳ trước, tương ứng tăng 1,06 tỷ USD về mặt số tuyệt đối, trong đó kim ngạch nhập khẩu của khu vực FDI là 1,35 tỷ USD, tăng 56,3%.

Thống kê từ đầu năm đến hết kỳ 1 tháng 03/2010, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam là 14,15 tỷ USD, tăng 44,1% so với cùng kỳ 2009, tương ứng tăng 4,33 tỷ USD về mặt số tuyệt đối. Dẫn đầu là các nhóm hàng như: máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng tăng 307 triệu USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử tăng 306 triệu USD; xăng dầu các loại tăng 294 triệu USD; thức ăn gia súc & nguyên liệu tăng 289 triệu USD; kim loại thường khác tăng 247 triệu USD; sắt thép các loại tăng 233 triệu USD; đá quý kim loại quý & sản phẩm tăng 224 triệu USD; ...

Vinanet

  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 125 tỷ USD
  • Tôm vào Mỹ gồng mình cõng thuế
  • Việt Nam đang bỏ xa Thái Lan về xuất khẩu gạo
  • Xuất khẩu cao su giảm mạnh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo