Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu Móng Cái tuần từ 16-22/4/2010

Tính đến hạ tuần tháng 4/2010, giá cao su thiên nhiên xuất khẩu tại khu vực cửa khẩu Móng Cái – Đông Hưng đã đạt mức kỷ lục mới là 24.400 NDT/tấn. Cũng chính vào thời điểm giá cao su vẫn trong xu thế tiếp tục tăng, các cơ quan quản lý về xuất nhập khẩu của Trung Quốc đã can thiệp bằng biện pháp hành chính để ngăn chặn. Từ ngày 22/4/2010, các cơ quan chức năng phía bạn đã đình chỉ hầu hết các doanh nghiệp và thương gia Trung Quốc tham gia giao dịch nhập khẩu cao su Việt Nam tại cửa khẩu tiểu ngạch Lục Lầm. Một số đơn vị được phép giao dịch, chỉ được nhập những lô hàng dưới 20 tấn và phải chấp hành nghiêm kỷ luật về giá, không được nhập với giá trên 24.000 NDT/tấn.

Trước tình hình này, khoảng 50% doanh nghiệp xuất nhập khẩu cao su của Việt Nam đã chuyển hướng thị trường sang Hàn Quốc, Nhật Bản, Liên bang Nga. Biện pháp giải quyết kịp thời này đã giải tỏa được một lượng lớn cao su xuất khẩu khôgn bị ứ đọng ở cửa khẩu Móng Cái và đảm bảo khâu kinh doanh không bị ngưng trệ. Dự đoán, sang đầu tháng 5, giao dịch xuất nhập khẩu cao su tại cửa khẩu tiểu ngạch Lục Lầm sẽ trở lại hoạt động bình thường. Đây là thời kỳ nhu cầu tiêu thụ cao su tại Trung Quốc ở đỉnh cao và phía đối tác cho rằng giá sẽ giảm xuống, do sản phẩm khai thác mủ cao su vụ mới đã dồi dào hơn.

Khu vực thị trường Đông Nam Trung Quốc có nhu cầu lớn về nhập khẩu các loại quặng tinh chế của Việt Nam. Năm ngoái, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã nhập khẩu hơn 10 chủng loại quặng tinh chế của nước ta, nhưng sản lượng giao dịch còn rất thấp, do nguồn cung cho xuất khẩu hạn chế. Năm nay phía đối tác mong muốn được các nhà xuất khẩu quặng Việt Nam nâng sản lượng giao dịch tăng từ 2 đến 4 lần tùy theo từng chủng loại. Tinh quặng Titan (TiO2) nhu cầu của đối tác nhập qua cửa khẩu biển Vạn Gia (thuộc Móng Cái) là 4000 tấn/tháng. Các loại tinh quặng Mangan (Mn), Bauxit (Al2O3), Cromit (Cr2O3, Wolfarmit (WO3), nhu cầu của đối tác nhập khẩu từ 3.000 tấn trở lên. Hiện nay, giá xuất khẩu các chủng loại tinh quặng đều tăng so với năm ngoái từ 4% đến 10%. Việc xuất k hẩu tinh quặng sang Trung Quốc cần đảm bảo đúng thủ tục quy định và pháp luật của Nhà nước đề hài hòa lợi ích doanh nghiệp và quốc gia.

Hàng nhập khẩu từ Trung Quốc trong tuần nổi lên là các loại phân bón hóa học, giao dịch qua hệ tiểu ngạch. Ba loại phân bón tập trung nhập khẩu nhiều nhất là Ure 46,3% N (3500 tấn/tuần lễ), giá 1950 NDT/Tấn; NPK (2800 tấn/tuần lễ), giá 1870 NDT/tấn. Dự đoán từ khoảng 25,4 đến thượng tuần tháng 5, sản lượng ba loại phân bón trên đây sẽ được nhập khẩu tăng 50%, do nhu cầu sử dụng tại các vùng đồng bằng Bắc Bộ đang tăng mạnh, khiến nhập khẩu tăng để đáp ứng.

Vinanet

  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 125 tỷ USD
  • Tôm vào Mỹ gồng mình cõng thuế
  • Việt Nam đang bỏ xa Thái Lan về xuất khẩu gạo
  • Xuất khẩu cao su giảm mạnh
  • Xuất khẩu trái cây VN: Xốc lại liên kết "bốn nhà"
  • Nhật Bản tiếp tục xuất siêu mạnh
  • Xuất khẩu xi măng nên hướng đến thị trường nào?
  • Sẽ xuất khẩu 9.000 tấn mật ong trong năm 2010
  • Giảm thuế nhập khẩu ô tô trọng tải lớn
  • Điểm tin XNK
  • Xuất khẩu sang thị trường Đức tăng so với cùng kỳ năm 2009.
  • Nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam từ Ấn Độ 2 tháng đầu năm 2010 tăng 29% về kim ngạch
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo