Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Trái cây xuất khẩu tìm thị trường mới

Bưởi từ Vĩnh Long chở lên bán tại chợ đầu mối nông sản Thủ Đức. - tinkinhte.com
Bưởi từ Vĩnh Long chở lên bán tại chợ đầu mối nông sản Thủ Đức. Ảnh : T.Hằng

Nhiều loại trái cây đặc sản được chứng nhận tiêu chuẩn Global Gap (thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu) như bưởi, vú sữa, xoài cát Hòa Lộc của Việt Nam từ đầu năm đến nay đã lần lượt có mặt tại nhiều thị trường mới.

Ông Trần Văn Sang, chủ nhiệm hợp tác xã chuyên trồng và sản xuất bưởi Năm Roi Mỹ Hòa, tỉnh Vĩnh Long cho Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online biết, hiện ông đang thương lượng hợp đồng với một số khách hàng ở thị trường Mỹ và Trung Đông với số lượng vào khoảng vài trăm tấn. Nếu thành công thì đây sẽ là lần đầu tiên bưởi Mỹ Hòa có mặt tại những thị trường này.

Sản lượng hàng năm của hợp tác xã Mỹ Hòa vào khoảng 48.000 tấn, trồng trên diện tích 1.375 héc ta, trong đó có 26 héc ta được 26 hộ tham gia trồng bưởi theo chuẩn Global Gap. Trong đó, 40% sản lượng bưởi được xuất đi thị trường châu Âu và 60% để tiêu thụ nội địa.

Ngày 1-3 vừa qua, Hợp tác xã vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim ở huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang đã lần đầu tiên xuất khẩu 1,8 tấn vú sữa đạt chuẩn Global Gap sang Canada. Trước đó, 2,6 tấn vú sữa cũng được xuất sang Anh, theo thông tin ông Nguyễn Văn Ngàn, chủ nhiệm hợp tác xã cung cấp cho Thông tấn xã Việt Nam.

Theo ông Nguyễn Văn Kỳ, Tổng thư ký Hiệp hội trái cây Việt Nam, trong thời gian gần đây, ngày càng có nhiều doanh nghiệp và người dân tìm đến Viện Nghiên cứu cây ăn quả Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài để được hướng dẫn kỹ thuật trồng và sản xuất cây ăn quả theo tiêu chuẩn Global Gap. Vì đa số các thị trường bán được giá tốt và nhu cầu cao như châu Âu, Mỹ, Nhật, gần đây nhất là Canada, đều đòi hỏi trái cây, rau củ quả có tiêu chuẩn chất lượng này.

Cũng theo ông Kỳ, bên cạnh các thị trường cũ, việc trái cây đặc sản như bưởi Năm Roi, xoài cát Hòa Lộc, vú sữa Lò Rèn của Việt Nam lần lượt có mặt tại nhiều thị trường mới và nhiều triển vọng như Anh và Canada là tín hiệu tốt cho các tháng còn lại của năm 2010.

Theo Vinafruit, các mặt hàng trái cây đóng hộp, trái cây sấy tiếp tục là các mặt hàng xuất khẩu mạnh. Các loại trái cây tươi như thanh long, bưởi, sầu riêng, các loại rau cũng được ưa chuộng tại nhiều thị trường trên thế giới.

Thống kê của Tổng cục Hải quan cho biết năm ngoái, kim ngạch xuất khẩu trái cây và rau quả Việt Nam vào khoảng 438 triệu đô la Mỹ, cao hơn 7,8% so với năm 2008. Dẫn đầu các thị trường chính vẫn là Trung Quốc với 55,3 triệu đô la Mỹ, sau đó là thị trường Nga với 34,2 triệu đô la Mỹ rồi đến thị trường Nhật Bản và các nước châu Âu.

(Theo Thái Hằng // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 125 tỷ USD
  • Tôm vào Mỹ gồng mình cõng thuế
  • Việt Nam đang bỏ xa Thái Lan về xuất khẩu gạo
  • Xuất khẩu cao su giảm mạnh
  • Tháng 4: sàn giao dịch đường hoạt động
  • Tháng 2: nhập siêu 700 triệu đô la Mỹ
  • Tình hình xuất, nhập khẩu của tỉnh Hải Dương 2 tháng đầu năm 2010
  • VN-EU khởi động đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do
  • Nhập siêu hạ nhiệt
  • Ngành Công thương: Nỗ lực xuất khẩu, cân đối nhập khẩu
  • Tăng cường năng lực về chính sách thương mại cho các Hiệp hội doanh nghiệp VN
  • Nga sẽ là Top 10 thị trường nhập khẩu cá tra Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo