Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu bong bóng cá

Phơi bong bóng cá. Ảnh: Đức Khánh.

Bong bóng cá tra, cá ba sa vốn là phụ phẩm dư thừa tại các nhà máy chế biến cá, chủ yếu được tận dụng làm thức ăn chăn nuôi, giá trị chẳng là bao. Nhưng hiện nay, phụ phẩm này đã được các cơ sở tại thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, sơ chế để xuất khẩu sang Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia…

Đến thị trấn Óc Eo thuộc vùng tứ giác Long Xuyên, nhìn hai bên đường đâu đâu cũng trắng xóa những vỉ phơi bong bóng cá. Ở thị trấn nhỏ bé này, hầu như nhà nào cũng gia công bong bóng cá. Qua giới thiệu của ông Nguyễn Hùng Em, Phó chủ tịch UBND thị trấn Óc Eo, chúng tôi tìm đến cơ sở của chị Phạm Thị Phượng, một trong những cơ sở sơ chế bong bóng cá lớn của thị trấn.

Vợ chồng chị Phượng làm nghề xuất khẩu bong bóng cá được ba năm nay. Trước đây hai vợ chồng bán văn phòng phẩm và phụ tùng xe gắn máy tại chợ thị trấn. Chị kể: gần đây ở Trung Quốc có nhu cầu tiêu thụ bong bóng cá tra, cá ba sa đã qua sơ chế với số lượng lớn, giá rất cao để chế biến thành món ăn.

Trong khi đó loại phụ phẩm này ở các nhà máy chế biến cá đông lạnh ở An Giang lâu nay phần lớn bán cho những người chăn nuôi nhỏ lẻ để làm thức ăn chăn nuôi.

Nắm bắt được nhu cầu này, năm 2007, hai vợ chồng đã sang hết cửa hàng tạp hóa, gom vốn liếng về quê ở ấp Tân Đông, thị trấn Óc Eo, san lấp 8.000 mét vuông ruộng vườn để xây dựng kho bãi mở cơ sở sơ chế bong bóng cá xuất khẩu.

Chị Phượng cho biết bong bóng cá tươi muốn phơi khô phải qua nhiều công đoạn. Trước hết là lộn ngược bong bóng để lấy chỉ máu, gân, sau đó rửa, ngâm thuốc một ngày một đêm cho trắng, sạch. Kế đến là nong bong bóng cá vào những ống cao su (mỗi ống nong 4-5 cái tùy kích cỡ) rồi đem phơi nắng trong hai ngày. Toàn bộ số ống cao su nong bong bóng cá của cơ sở do chị Phượng tự nghiên cứu, rồi lên TPHCM đặt làm khuôn sản xuất.

Dạo một vòng cơ sở sơ chế bong bóng cá của chị Phượng, thấy cái nghề mới lạ này đang thu hút mọi người trong xóm tham gia, từ già, trẻ, trai, gái đủ mọi lứa tuổi, chỉ cần chịu khó là làm được. Bà Trần Thị Hiền, 50 tuổi, ở ấp Tân Hiệp A, nói: “Cả nhà tôi không có ruộng vườn, ba mẹ con không có nghề ngỗng gì, nhờ làm bong bóng cá mà có tiền trang trải chi phí hàng ngày”. Bà cho biết với nghề này, người nào giỏi thì mỗi ngày làm được 15-20 ki lô gam bong bóng cá tươi, tiền công mỗi ki lô gam là 4.500 đồng.

Về kinh nghiệm sơ chế món hàng xuất khẩu này, chị Phượng cho rằng quan trọng nhất là phải làm sạch, không còn máu, nếu không bong bóng sẽ bị hư. Chị cho biết trung bình 10 ki lô gam bong bóng tươi sẽ cho 2 ki lô gam bong bóng khô. Mỗi ngày cơ sở của chị tiêu thụ khoảng 5-6 tấn bong bóng cá tươi. Khoảng 3-4 ngày, chị lại xuất qua Trung Quốc, Lào, Campuchia 3-4 tấn thành phẩm với giá từ 130.000-140.000 đồng/ki lô gam, tùy thuộc vào thị trường.

Hiện nay ở An Giang có khá nhiều cơ sở sơ chế bong bóng cá xuất khẩu, do vậy giá bong bóng tươi đang ngày càng tăng. Để chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào, chị Phượng phải đặt cọc, ký hợp đồng bao tiêu với hàng chục nhà máy chế biến cá ở An Giang, Cần Thơ. Chị cũng đầu tư xây bốn lò sấy bong bóng để có đủ nguồn hàng xuất khẩu trong mùa mưa. Theo chủ các cơ sở chế biến, sở dĩ các nhà máy không mặn mà với thị trường này là vì việc sơ chế bong bóng cá làm theo dạng thủ công, thị trường nhỏ lẻ, thường xuyên biến đổi giá cả không ổn định.

Ông Phạm Hùng Em cho biết các cơ sở sơ chế bong bóng cá trong thị trấn đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động nhàn rỗi ở địa phương, từng bước cải thiện đời sống cho bà con nghèo.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 125 tỷ USD
  • Tôm vào Mỹ gồng mình cõng thuế
  • Việt Nam đang bỏ xa Thái Lan về xuất khẩu gạo
  • Xuất khẩu cao su giảm mạnh
  • Xuất khẩu thủy sản có thể giảm do thiếu nguyên liệu
  • Tình hình xuất, nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu Móng Cái (tuần từ 20-26/11/2010)
  • 11 tháng, xuất khẩu tăng cao
  • Xuất khẩu sang Trung Quốc gấp rưỡi cùng kỳ
  • Việt Nam nằm trong Top 10 nước xuất khẩu thuỷ sản hàng đầu thế giới
  • 12 năm, Việt Nam nhập siêu 71 tấn vàng
  • Nhập khẩu xe máy tăng, ô tô giảm
  • Tiềm năng xuất khẩu rau quả còn rất lớn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo